Hình ảnh bị suy giãn tĩnh mạch rất quan trọng. Dựa vào đây mà mọi người có thể quan sát và kịp thời phát hiện các dấu hiệu của bệnh. Đồng thời, bác sĩ cũng căn cứ vào hình ảnh bị suy giãn tĩnh mạch để xác định tình trạng bệnh cũng như đưa ra phác đồ điều trị đúng đắn.
Contents
Hình ảnh bị suy giãn tĩnh mạch và những điều cần biết

Theo công bố của Tổ chức Y tế thế giới WHO, tỷ lệ người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch trên thế giới lên đến 80%. Trong đó, người trưởng thành mắc bệnh đạt tỷ lệ lên đến 35%, còn ở người cao tuổi là 50%. Đặc biệt, phụ nữ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cao gấp từ 3 cho đến 4 lần so với nam giới.
Nói về tình trạng suy giãn tĩnh mạch, TS-BS. Nguyễn Ngọc Thành cho biết:
Suy giãn tĩnh mạch bắt nguồn chủ yếu từ các thói quen sinh hoạt không tốt của con người. Những hành động tưởng nhỏ nhưng lại gây ra tình trạng ứ đọng máu và cản trở quá trình lưu thông. Từ đó, tĩnh mạch phải chịu nhiều áp lực, tĩnh mạch bị phì đại ra do chứa nhiều máu tích tụ quá nhiều ở hai chi dưới.
Hiện tượng này khiến chúng nổi ngoằn ngoèo trên da với những vết chàm và màu sắc xanh đỏ. Vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ đôi chân lại gây ra những tác động tiêu cực cho sức khỏe.
Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời cho những tĩnh mạch này sẽ gây ra các biến chứng về sau đe dọa đến tính mạng. Bệnh nhân nên quan sát hình ảnh bị suy giãn tĩnh mạch để có khả năng phát hiện kịp thời xem bản thân có bị mắc bệnh không và đi thăm khám đúng thời điểm.
Sau đây là hình ảnh bị suy giãn tĩnh mạch để cho mọi người cùng tham khảo:

Biết được hình ảnh bị suy giãn tĩnh mạch, bệnh nhân sẽ sớm phát hiện cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời nhất có thể. Càng phát hiện sớm bao nhiêu sẽ càng tỷ lệ thuận với việc điều trị bệnh có hiệu quả hay không.
Có mấy loại suy giãn tĩnh mạch?

Căn cứ trên các hình ảnh bị suy giãn tĩnh mạch, hiện nay các chuyên gia nhận định bệnh lý giãn tĩnh mạch được chia ra thành 3 loại đó là:
- Suy giãn tĩnh mạch nông (nằm gần da nhất)
- Suy giãn tĩnh mạch sâu (nằm giữa các nhóm cơ)
- Suy tĩnh mạch xuyên (nối tĩnh mạch nông với tĩnh mạch sâu)
Trong đó, phổ biến nhất là bệnh lý suy giãn tĩnh mạch nông với tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh gia tăng qua từng năm. Và có xu hướng không giới hạn độ tuổi, ai cũng có khả năng mắc phải.
Biểu hiện suy giãn tĩnh mạch như thế nào?

Căn cứ vào hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân mà chúng tôi vừa cung cấp. Bệnh nhân có thể phần nào biết được các dấu hiệu bệnh lý. Cụ thể, khi bị suy giãn tĩnh mạch bệnh nhân sẽ cảm thấy chân bị căng tức, mỏi nhức, hay bị tê buồn. Triệu chứng này sẽ ngày càng trầm trọng hơn nếu người bệnh giữ tư thế đứng hoặc ngồi trong thời gian liên tục.
Bên cạnh đó, thông qua hình ảnh bị suy giãn tĩnh mạch thì dấu hiệu điển hình nhất là tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo và sưng phồng rõ trên bề mặt da. Hoặc các đường gân xanh gân đỏ tạo thành búi. Đây cũng là dấu hiệu tiêu biểu nhất về bệnh lý suy giãn tĩnh mạch má bệnh nhân thường ít chú ý đến.
Hơn nữa, bệnh nhân còn xuất hiện những cơn chuột rút vào ban đêm. Thậm chí đôi khi còn có tình trạng da bị đổi màu, đỏ da, dễ kích ứng hoặc thậm chí là loét da. Những triệu chứng này ban đầu chỉ mang lại một chút cảm giác khó chịu cho bệnh nhân nhưng nếu về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể, các thông tin về biến chứng sẽ được cập nhật trong bài viết dưới đây.
Giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?

Xem thêm:
- Hậu quả của suy giãn tĩnh mạch
- suy giãn tĩnh mạch và cách điều trị
- làm sao biết mình bị suy giãn tĩnh mạch
Thông qua, bệnh tình sẽ ngày càng trở nặng hơn nếu như bệnh nhân không có phương pháp can thiệp kịp thời. Người bệnh có nguy cơ sẽ phải đối mặt với sự phát triển của huyết khối tĩnh mạch sâu – triệu chứng là chân bị sưng phồng một cách đột ngột. Đây là hậu quả suy giãn tĩnh mạch không thể xem thường.
Mặt khác, bệnh nhân có khả năng phải đối mặt với sự giãn vỡ tĩnh mạch, chảy máu, đây là biến chứng rất đáng quan ngại với bệnh nhân cao tuổi.
Chính vì vậy việc phát hiện thông qua hình ảnh bị suy giãn tĩnh mạch và chữa bệnh kịp thời là điều cực kỳ cần thiết.
Hình ảnh bị suy giãn tĩnh mạch giúp nhận biết được 6 cấp độ bệnh lý

Suy giãn tĩnh mạch được chia thành 6 cấp độ khác nhau theo tiêu chuẩn. Mỗi cấp độ lại có triệu chứng riêng biệt như sau:
- C0: Suy giãn tĩnh mạch chân nhẹ lúc này chỉ mới bắt đầu phát triển bên trong cơ thể với những dấu hiệu chưa rõ ràng. Do đó, người bệnh chưa thể quan sát bằng mắt thường hoặc cảm nhận một cách cụ thể triệu chứng nào .
- C1: Giãn tĩnh mạch bắt đầu xuất hiện dạng lưới hoặc dạng mạng nhện có đường kính < 3mm.
- C2: Tĩnh mạch phát triển có đường kính > 3mm.
- C3: Bệnh nhân bị phù ở chi dưới nhưng chưa có dấu hiệu biến đổi trên da.
- C4: Xuất hiện những thay đổi trên da một cách rõ ràng, da bị chàm và trở lên xơ hoá…
- C5: Da có sự chuyển đổi mạnh mẽ hơn cùng với những vết loét đã lành sẹo.
- C6: Tiếp tục bị biến đổi sắc chân nhưng đi kèm với sự phát triển của vết loét to hơn.
6 cấp độ bệnh lý với những hình ảnh bị suy giãn tĩnh mạch sẽ cho bệnh nhân biết mình đang ở giai đoạn nào. Từ đó quá trình chữa bệnh cũng sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.
Dựa vào hình ảnh bị suy giãn tĩnh mạch mà An Viên vừa cung cấp. Bệnh nhân có thể tiến hành so sánh với biểu hiện của chân mình đang gặp phải. Từ đó, có thể phần nào phát hiện được bản thân đang bị suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn gì.
Tuy nhiên chỉ với hình ảnh bị suy giãn tĩnh mạch là không đủ để xác định được chính xác nguyên nhân và nguồn gốc cũng như các phương thức điều trị đúng đắn. Tốt nhất là bệnh nhân nên hỏi thăm ý kiến của bác sĩ có chuyên môn và thăm khám siêu âm bằng những thiết bị hỗ trợ tiên tiến nhất.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch như thế nào?

Sau khi có được các hình ảnh bị suy giãn tĩnh mạch, bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp điều trị thích hợp cho từng trường hợp:
Suy giãn tĩnh mạch cấp độ 0 -1
Trong giai đoạn đầu, suy giãn tĩnh mạch biểu hiện ra bên ngoài không quá nghiêm trọng. Do đó, khi bệnh nhân đi thăm khám bác sĩ thường chỉ định uống thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện và sinh hoạt lành mạnh. Mang vớ y tế đều đặn và tuân thủ chỉ định sẽ giúp cho bệnh tình tiến triển nhanh chóng và có hiệu quả tốt.
Suy giãn tĩnh mạch cấp độ từ C2 – C6
Ở giai đoạn này, suy giãn tĩnh mạch đã có nhiều chuyển biến rõ rệt hơn. Các triệu chứng gây đảo lộn cuộc sống sinh hoạt của người bệnh và mang đến nhiều bất tiện trong sinh hoạt đi lại. Lúc này bệnh nhân nên đi thăm khám và tuân thủ chỉ định của bác sĩ có chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc hoặc tự ý điều trị tại nhà.
Thông thường ở giai đoạn này các phương pháp phẫu thuật bằng công nghệ y khoa sẽ được ưu tiên hơn như
- Tiêm xơ tĩnh mạch IVEIN.
- Điều trị bằng laser nội mạch ELVA
- Điều trị bằng keo sinh học Venaseal PLUS.

Các phương pháp này đều có nguyên lý là làm vô hiệu hoá những tĩnh mạch bị bệnh. Từ đó bệnh được điều trị tận gốc và giúp cho bệnh nhân thoát khỏi những triệu chứng phiền toái do suy giãn tĩnh mạch gây ra.
Hình ảnh bị suy giãn tĩnh mạch sẽ hỗ trợ các bác sĩ rất nhiều trong việc lên phác đồ điều trị bệnh có hiệu quả. Căn cứ vào phác đồ mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị thích hợp nhất cho bệnh nhân.
Dựa vào hình ảnh bị suy giãn tĩnh mạch mà An Viên vừa cung cấp sẽ giúp bạn nhận biết được 6 cấp độ bệnh. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên tuân theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Để được tư vấn MIỄN PHÍ, vui lòng liên hệ trực tiếp với An Viên qua số hotline 092.462.5678.
GIỚI THIỆU PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH TẠI AN VIÊN
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN
[ Chuyên khoa điều trị giãn tĩnh mạch lớn nhất Việt Nam ]
Cơ sở Sài Gòn: 765 Lê Hồng Phong – Quận 10
Cơ sở Hà Nội: Số 1 Trường Chinh – Thanh Xuân
Cơ sở Đà Nẵng: 100 Lê Đình Lý, Vĩnh Trung, Thanh Khê, Đà Nẵng