Theo kết quả thống kê của Bộ y tế Việt Nam cho biết có đến 90% dân số Việt Nam đã từng đối diện với triệu chứng tân chân. Vậy nếu triệu chứng tê chân kéo dài có nguy hiểm không và hay bị tê chân là bệnh gì. Theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Nội dung bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bs Nguyễn Ngọc Thành – Chuyên Khoa Trị Giãn Tĩnh Mạch An Viên
Contents
Hiện tượng tê chân là gì?
Hiện tượng tê 1 bên chân là cảm giác tê bì chân như bị kim chân hoặc như kiến bò dưới da rất khó chịu. Ở một số người bị nặng còn bị mất hoàn toàn cảm giác về nhận thức.

Hiện tượng tê chân có thể xảy ra bất cử ở đâu và vào bất cứ thời gian nào. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu cho thấy thì chúng thường hay xảy ra nhất khi cơ thể giữ nguyên một tư thế quá lâu.
Phần lớn những người bị tê bì chân tay là nhân viên văn phòng. phụ nữ sau sinh, người cao tuổi, người làm công việc nặng…
Khi bị tê chân, người bệnh sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong di chuyển do không có phản ứng nên không giữ được thăng bằng. Tê bì chân thường không quá nguy hiểm nhưng cần được điều trị sớm, để tránh ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và đi lại..
Xác định nguyên nhân bị tê chân
Bs Thành cho biết có hai nguyên nhân gây nên hay bị tê chân là bệnh gì? Đó là nguyên nhân đến từ bệnh lý và do tự nhiên. Việc xác định nguyên nhân bị tê chân cực kỳ quan trọng bởi chung sẽ quyết định đến việc áp dụng biện pháp nào để điều trị.

Nguyên nhân bị tê chân do bệnh lý
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng tê 1 bên chân, tuy nhiên theo các chuyên gia đánh giá thì phần lớn chúng đến từ những nguyên nhân hàng đầu dưới đây.
Suy giãn tĩnh mạch
Thông thường máu sẽ đi từ các chi lên tim để cung cấp sự sống cho cơ thể. Trong quá trình vận chuyển ấy máu sẽ đi qua hệ thống van tĩnh mạch, van này sẽ có trách nghiệm đóng vào khi dòng máu đi qua để ngăn chặn máu không bị chảy ngược lại dưới chân.

Tuy nhiên, khi van tĩnh mạch bị tổn thương vì một lý do nào đó, thì chức năng đóng mở của nó cũng không còn được hoạt động trơ chu. Máu thay vì đi lên tim thì lại bị chảy ngược xuống dưới chân do không được ngăn chặn. Tình hình này nếu kéo dài mà không có biện pháp khắc phục sẽ làm cho tĩnh mạch bị phồng ra và gây nên căn bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Với suy giãn tĩnh mạch mỗi cấp độ sẽ có một biểu hiện tê chân nặng nhẹ khác nhau, bệnh nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến rất nhiều các biến chứng nguy hiểm về sau.
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thứ 2 trả lời cho câu hỏi hay bị tê chân là bệnh gì? Khi bị thoát vị đĩa đệm, phần nhân nhầy sẽ tràn khỏi bao xơ làm dây thần kinh bị chèn ép. Lúc này chân sẽ bị tê bì và hạn chế về khả năng hoạt động của người bệnh.

Thoái hóa cột sống
Khi cơ thể bị thoái hoá cột sống sẽ khiến cho đốt sống lưng và lớp sụn bị bào mòn nghiêm trọng. Sự ma sát mạnh mẽ vào rễ thần kinh sẽ gây ra tình trạng tê bì từ vùng thắt lưng đến toàn bộ các chi dưới
Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch một khi đã hình thành sẽ khiến cho vô số các vật khối bất thường bám vào thành mạch. Chúng gây nên hiện tượng xơ cứng là khiến lòng thành mạch trở lên hẹp. Một khi lòng thanh mạch trở lên hẹp thì cũng là lúc máu bị hạn chế khả năng lưu thông gây nên nguyên nhân bị tê chân
Viêm đa khớp dạng thấp

Viêm đa khớp dạng thấp sẽ khiến cho vùng khớp cổ chân bị viêm nhiễm gây nên tê chân. Nguyên nhân chủ yếu gây nên căn bệnh này là do nằm hoặc ngồi tại một vị trí quá lâu trong thời gian dài. Do vậy biện pháp khắc phục tình trạng này chỉ có một cách duy nhất là thay đổi tư thế thường xuyên
Viêm đa rễ thần kinh
Viêm đa rễ thần kinh là nguyên nhân cuối cùng trả lời cho câu hỏi hay bị tê chân là bệnh gì. Bệnh này thường xảy ra khi hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương dẫn đến cảm xúc nhận biết ở tay chân bị tê liệt hoặc thiếu cảm trúc trầm trọng.
Nguyên nhân bị tê chân do tự nhiên
Trong cuộc sống hàng ngày, rất khó để tránh được các tai nạn không đáng có gây nên chấn thương cho chân. Tuy nhiên đây cũng chính là những nguyên nhân bị tê chân mà bạn cần lưu ý:

- Chấn thương: Chấn thương sẽ xảy ra khi bị ngã, gặp tai nạn làm chạm vào dây thần kinh ngoại biên khiến chúng bị tổn thương và tê bì
- Bê vác nặng: Thường xuyên bê vác nặng sẽ gây áp lực lên chính đôi chân của bạn, điều này không chỉ làm dây thần kinh bị tê liệt, mệt mỏi mà con gây nên triệu chứng tê chân dai dẳng
- Hoạt động sai tư thế: Ngủ nghiêng người, đeo giày cao gót thường xuyên, gối quá cao….cũng là những nguyên nhân có nguy cơ cao gây nên tê chân
- Duy trì một tư thế lâu: Duy trì một tư thế quá 20 phút bạn sẽ thấy lập tức xuất hiện cảm giác tê chân. Lý do là bởi máu không được lưu thông khiến gây nên tình trạng tê chân. Vậy ngồi lâu bị tê chân phải làm sao, cách duy nhất là cứ 10 phút bạn lại phải thay đổi tư thế làm việc 1 lần để hạn chế tình trạng này.
- Căng thẳng kéo dài: Một khi căng thẳng kéo dài sẽ kích thích trực tiếp đến tế bào của thần kinh khiến chúng bị tê và mẫn cảm

Lưu ý: Khi chưa xác định được nguyên nhân bị tê chân mà hiện tượng tê 1 bên chân lại xuất hiện liên tục quá 2 tuần. Người bệnh nên đi thăm khám ngay vì cơ thể có nguy cơ cao đang đối diện với bệnh lý nguy hiểm nào đó.
Khi nào tê chân phải đến gặp bác sĩ
Như đã chia sẻ ở phần chân, có 2 nguyên nhân chính gây nên hiện tượng tê chân, nguyên nhân do bệnh lý hoặc do tự nhiên. Thông thường tình trạng tê chân sẽ tự biến mất sau 1-3 phút.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này không thuyên giảm và đi kèm các triệu chứng dưới đây thì bạn cần đi thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân:

- Tình trạng tê chân liên tục kéo dài trên 2 tuần
- Chân không chỉ bị tê mà da còn bị thay đổi màu sắc trở lên sẫm hơn
- Hình dạng bàn chân, bắp chân bị sưng phù
- Thường xuyên bị chóng mặt
- Các triệu chứng đau đầu, khó thở, co giật cũng xuất hiện
- Chân thường xuyên bị tê liệt và mất cảm giác
Mách bạn: Mẹo chữa tê chân hiệu quả
Sau khi xác định được hay bị tê chân là bệnh gì? Nguyên nhân bị tê chân đến từ đâu? Bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa tê chân hiệu quả mà Chuyên Khoa Trị Giãn Tĩnh Mạch An Viên liệt kê dưới đây để giảm thiếu sự khó chịu do tê chân gây nên:

- Tập thể dục thường xuyên
- Ngủ đủ và đúng giấc
- Massage
- Ăn uống khoa học
- Thay đổi tư thế thường xuyên
- Không vắt chéo chân
Lưu ý những mẹo chữa tê chân nêu trên chỉ có tác dụng giảm bớt sự khó chịu tức thời do triệu chứng tê chân gây nên. Hoàn toàn không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh và các biện pháp điều trị bằng y khoa.
An Viên – Địa chỉ khám và điều trị hiện tượng tê 1 bên chân uy tín
Có đến 90% dân số Việt Nam từng đối diện với triệu chứng tê chân ít nhất một lần trong đời. Và có đên 65% trong đó là đến từ bệnh lý. Do vậy việc thăm khám sớm để phát hiện ra nguyên nhân bị tê chân là điều cực kỳ quan trọng.

Chuyên Khoa Trị Giãn Tĩnh mạch An Viên là địa chỉ tin cậy trong việc thăm khám và điều trị hiện tượng tê 1 bên chân, tê 2 chân, tê bì tay uy tín hàng đầu hiện nay.
Với đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống thiết bị y tế hiện đại. An Viên đảm bảo sẽ đem lại cho người bệnh kết quả thăm khám chính xác và phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Với mong muốn mang đến sự trải nghiệm tốt nhất cho bệnh nhân khi đến với An Viên. Toàn bộ bác sĩ và y tá nơi đây luôn cố gắng không ngừng nghỉ để mang đến dịch vụ khám bệnh và chữa bệnh chất lượng đi cùng với mức giá hợp lý nhất.
Do vậy nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ khám và điều trị hiện tượng tê bì thì bạn hoàn toàn có thể cân nhắc và lựa chọn An Viên.

Một trong những điểm cộng mà người bệnh đánh giá cao khi đến thăm khám và điều trị tại An Viên đó là quy trình thăm khám rút gọn, hạn chế tối đa việc chờ lâu nhưng vẫn đảm bảo các bước cần thiết.
Bên cạnh việc chẩn đoán và điều trị đúng bệnh đúng phương pháp. Bác sĩ tại An Viên còn đem tới cho bệnh nhân rất nhiều lời khuyên hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc ngăn chặn bệnh diễn biến thêm nặng nề.
Trên đây là chia sẻ của An Viên về hiện tượng hay bị tê chân là bệnh gì? Để được đặt lịch thăm khám MIỄN PHÍ hay được tư vấn thêm về tình trạng bệnh lý đang đối diện. Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline để được hỗ trợ.



