6 cách giảm đau giãn tĩnh mạch “cực nhạy” không dùng thuốc

Để hạn chế sự khó chịu của các cơn đau mà suy giãn tĩnh mạch gây nên, nhiều người thường tìm đến một số loại thuốc tây để xoa dịu. Tuy nhiên cách này nếu dùng trong thời gian dài thì hậu quả đem lại với sức khỏe rất khôn lường. Vì vậy trong bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về 6 cách giảm đau giãn tĩnh mạch “cực nhạy” không dùng thuốc mà bạn có thể áp dụng.

Bắt mạch chẩn đoán bệnh suy giãn tĩnh mạch thông qua các triệu chứng

Trước khi tìm hiểu về 6 cách giảm đau giãn tĩnh mạch “cực nhạy” không dùng thuốc. Bạn cần nắm được các triệu chứng của căn bệnh này để có được sự chẩn đoán sớm nhất về bệnh.

giảm đau giãn tĩnh mạch
Cách giảm đau giãn tĩnh mạch

Nếu quan sát và thấy đôi chân có những biểu hiện bất thường nêu ra dưới đây, thì có khả năng rất cao bạn đã bị suy giãn tĩnh mạch: 

  • Đau nhức chân, nặng chân, mỏi chân
  • Chân bị nóng rát, ngứa châm chích
  • Hay bị chuột rút về đêm
  • Sưng phù chân 
  • Luôn có cảm giác như kiến bò hoặc cắn vào da
  • Xuất hiện tĩnh mạch bị giãn theo cụm, có màu xanh hoặc tím
  • Xuất hiện tĩnh mạch dài ngoằn ngoèo và nổi cộm dưới da

Thông thường, các triệu chứng nêu trên thường sẽ xuất hiện theo thời điểm vào ban ngày và tần suất nâng lên vào ban đêm. Hoặc xuất hiện sau khi người bệnh đứng, ngồi lâu mà không thay đổi tư thế trong thời gian dài. 

giảm đau giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch với các đường tĩnh mạch dài ngoằn ngoèo

Theo thời gian các triệu chứng này cũng trở nặng hơn, đây cũng là dấu hiệu ngầm “khẳng định’ bệnh suy giãn tĩnh mạch đang “thăng tiến”.

Lúc này việc tìm hiểu và “nhờ đến” các cách chữa và giảm đau giãn tĩnh mạch là cực kỳ cần thiết để giúp hạn chế sự phát triển của bệnh và bớt được phần nào các triệu chứng khó chịu mà bệnh đem lại.

6 cách giảm đau giãn tĩnh mạch “cực nhạy” không dùng thuốc

Khi bắt đầu nghi ngờ bản thân bị suy giãn tĩnh mạch, nhiều người thường nghĩ ngay đến việc sử dụng thuốc để giảm đau giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên theo Ts, Bs Nguyễn Ngọc Thành – Tĩnh mạch An Viên cho biết: 

Việc sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau giãn tĩnh mạch là một tình trạng lạm dụng thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân. Bởi việc này có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với cơ thể. 

giảm đau giãn tĩnh mạch
6 cách giảm đau giãn tĩnh mạch “cực nhạy” không dùng thuốc

Vì vậy nếu bạn đang bị giãn tĩnh mạch nhẹ và mức độ bị bệnh chỉ ở giai đoạn khởi phát. Thay vì việc sử dụng thuốc tây thì bạn cũng có thể áp dụng các cách giảm đau giãn tĩnh mạch bằng tự nhiên như sau.

Các cách giảm đau giãn tĩnh mạch dưới đây cũng được các chuyên gia khuyến khích sử dụng và áp dụng khá phổ biến, Khi chúng được chứng minh đem lại rất nhiều hiệu quả trong giảm đau và ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch tiến triển.

Hãy cùng với Tĩnh Mạch An Viên tìm hiểu về những liệu pháp giảm đau giãn tĩnh mạch đến từ tự nhiên không dùng thuốc. Vừa giúp bạn giảm đau hiệu quả mà lại không gây nên tác dụng phụ.

Giảm đau giãn tĩnh mạch bằng chườm lạnh

Theo một số nghiên cứu cho biết việc chườm lạnh lên cùng bị đau có thể làm chậm lại quá trình dẫn truyền của dây thần kinh. Đồng thời làm giảm co thắt mạch máu, giúp xoa dịu cơn đau, tê bì hiệu quả.

giảm đau giãn tĩnh mạch
Giảm đau giãn tĩnh mạch bằng chườm lạnh

Vì vậy đây cũng là cách giảm đau giãn tĩnh mạch được nhiều người áp dụng. Khi bị đau, tê bì, thay vì sử dụng thuốc bạn hãy lấy ra vài viên đá cho vào khăn.

Sau đó chườm lên vùng chân bị đau, tê bì trong 10-15 phút để xoa dịu cơn đau, bạn sẽ thấy đôi chân được dễ chịu hơn rất nhiều. 

Tuy nhiên, cần lưu ý không được lấy đá chườm trực tiếp lên chân và thời gian chườm không quá 15 phút, để tránh nguy cơ bỏng lạnh.

Xem thêm>>> 18 lời khuyên dành cho bệnh nhân suy tĩnh mạch

Massage chân để giảm đau giãn tĩnh mạch

Massage chân là một trong 8 cách tự nhiên chữa giãn tĩnh mạch giúp giảm đau giãn tĩnh mạch nhanh nhất tại nhà được nhiều người truyền tai nhau áp dụng. Khi massage chân  chân, áp lực được tạo nên sẽ tác động lên vùng cơ và các tĩnh mạch ở chân. Điều này sẽ kích thích dòng máu lưu thông một cách tự nhiên hiệu quả.

Bệnh cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng việc xoa bóp cũng giúp giảm căng thẳng và tăng cường sự thoải mái cho đôi chân.

Đề việc massage đạt được hiệu quả cao, bạn nên kết hợp cùng tinh dầu và áp dụng thêm các kỹ thuật massage nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn, tránh gây tổn thương thêm cho đôi chân.

giảm đau giãn tĩnh mạch
Giảm đau giãn tĩnh mạch không cần dùng thuốc

Giảm đau giãn tĩnh mạch bằng cách ngâm chân với thảo dược

Ngâm chân thư giãn với thảo dược là cách giảm đau giãn tĩnh mạch được lưu truyền từ nhiều đời nay. Cách này có tác dụng đả thông kinh mạch từ đó giúp lưu thông máu và giảm tê bì, đau nhức hiệu quả.

Ngoài ra vào những ngày thời tiết lạnh, tay chân hay bị tê cóng, đau nhức do cái lạnh của thời tiết. Lúc này bạn có thể áp dụng cách ngâm chân và cả tay với thảo dược để cải thiện tình trạng khớp bị cứng, tăng dẻo dai và giúp người bệnh thư giãn đi vào giấc ngủ.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Sử dụng thảo dược ( có thể là gừng chữa giãn tĩnh mạch, lá bạc hà, lá lốt, lá diếp cá)….
  • Bước 2: Đem rửa sạch nguyên liệu và cắt nhỏ
  • Bước 3: Đun sôi nguyên liệu khoảng 5 phút sau đó để nguội
  • Bước 4: Khi nước còn ấm khoảng 50 độ C bạn cho chân, tay vào ngâm và thư giãn. Sử dụng ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch bằng thảo dược mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả nhất.

Nâng cao chân để giảm đau giãn tĩnh mạch

Khi bị đau chân, chuột rút đột ngột do suy giãn tĩnh mạch gây nên. Lúc này bạn chưa cần phải làm ngay một điều gì đó phức tạp để giảm cơn khó chịu.

giảm đau giãn tĩnh mạch
Nâng cao chân để giảm đau giãn tĩnh mạch

Cách tốt nhất và đơn giản nhất lúc này đó là bạn chỉ cần nâng cao chân. Điều này tuy dễ dàng nhưng hiệu quả giảm đau giãn tĩnh mạch rất nhanh chóng đến bạn cũng sẽ bất ngờ đấy.

Đơn giản là khi chân đã bị đau, bạn càng không nên cố vận động vì điều này sẽ càng gây áp lực lên các tĩnh mạch khiến đôi chân càng căng thẳng và nặng nề thêm.

Lúc này bạn nên nâng cao chân để tĩnh mạch và cơ bắp được phục hồi. Sau đó nếu không thuyên giảm bạn nên thăm đi thăm khám và kiểm tra sức khỏe cho đôi chân càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm>>> Bài tập thể dục cho người giãn tĩnh mạch chân

Kéo giãn chân với khăn để giảm đau giãn tĩnh mạch

Kéo giãn chân với khăn là một cách giảm đau giãn tĩnh mạch mà bạn có thể áp dụng. Cách làm cực kỳ đơn giản như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị một chiếc khăn
  • Bước 2: Lấy hai tay cầm lấy hai đầu mép khăn và để hai lòng bàn chân vào giữa khăn, duỗi chân ra trước mặt
  • Bước 3: Kéo khăn về phía người để kéo căng và giãn cơ chân, giữ nguyên vị trí này khoảng 30-40 giây. Nghỉ ngơi sau đó lại thực hiện lại tầm 5 lần để giảm đau giãn tĩnh mạch
giảm đau giãn tĩnh mạch
Kéo giãn chân với khăn để giảm đau giãn tĩnh mạch

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Cách giảm đau giãn tĩnh mạch cuối cùng mà bạn cần thực hiện đó là tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh.

Thực tế, chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị và ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch tiến triển. Để ngăn chặn sự lão hoá của tĩnh mạch, ngăn ngừa nguy cơ cục máu đông hình thành và giảm triệu chứng mà bệnh gây nên. Người bệnh nên bổ sung những thực phẩm sau đây:

  • Uống nhiều nước: Uống đủ nước và uống nước ngay cả khi không khát để cơ thể được thanh lọc và giúp máu dễ dàng tuần hoàn hơn.
  • Rau xanh: Vì chúng chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, giúp cải thiện sự tuần hoàn máu và hỗ trợ sức đề kháng, đàn hồi của tĩnh mạch.
  • Hoa quả: Hoa quả rất giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ và đẩy lùi sự lão hoá của tĩnh mạch. 
  • Omega-3: Omega-3 có khả năng giảm viêm nhiễm và cải thiện chức năng đàn hồi của tĩnh mạch.
  • Bổ sung vitamin C: Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, tránh lão hoá và làm dẻo dai cấu trúc của tĩnh mạch.
giảm đau giãn tĩnh mạch
Chê độ ăn uống góp phần giảm đau giãn tĩnh mạch

Một số thực phẩm nên kiêng kỵ như: 

  • Thực phẩm chiên xào
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ
  • Thức ăn đóng hộp, thức ăn có chứa chất bảo quản
  • Đô ăn nhiều muối hoặc đường
  • Chất kích kích như rượu, bia…

Nên nhớ, việc ăn uống lành mạnh là việc cần được chú trọng và duy trì lâu để giảm đau giãn tĩnh mạch, ngăn chặn bệnh phát triển và đặc biệt tránh tái phát sau khi bệnh đã được điều trị.

Lưu ý: Các cách giảm đau giãn tĩnh mạch chỉ mang tính chất tham khảo thông tin. Người bệnh trước khi áp dụng bất kể các biện pháp gì đều cần trải qua sự thăm khám và sự chỉ định của bác sĩ. 

Ngoài ra, cần ghi nhớ các phương pháp nêu trên không có tác dụng điều trị bệnh dứt điểm mà chỉ khắc phục tạm thời các triệu chứng.

Suy giãn tĩnh mạch có nên đi bộ không?  

Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Thành – Chuyên khoa trị giãn tĩnh mạch An Viên cho biết:

Bệnh nhân khi bị giãn tĩnh mạch nên tập thói quen đi bộ từ 5.000 – 10.000 bước mỗi ngày. Đi bộ không chỉ được xem là việc giúp kiểm soát bệnh hiệu quả mà còn có tác dụng giảm đau giãn tĩnh mạch khá thần kỳ.

giảm đau giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch có nên đi bộ không?

Ngoài ra việc vận động cũng chính là cách để gia tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể luôn trong trạng thái thoải mái, khí huyết được lưu thông, giảm đau, tê bì hiệu quả. Người bị suy giãn tĩnh mạch nên đi bộ 20-30 phút trong một lần đi và đi bộ với tốc độ chậm rãi đến bình thường. Tránh đi nhanh, đi quá sức. Kết hợp với thở sâu khi đi bộ để đạt hiệu quả cao nhất.

Ngoài đi bộ thì để giảm đau giãn tĩnh mạch, bạn cũng có thể áp dụng các bộ môn như bơi lội, đạp xe, dưỡng sinh, yoga, áp dụng tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch. Bs Thành cho biết.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch khi nào cần gặp bác sĩ?

Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh hình thành và phát triển âm thầm. Chỉ đến khi người bệnh xuất hiện các biến chứng thì bệnh lúc đó mới được phát giác.

giảm đau giãn tĩnh mạch
Bệnh suy giãn tĩnh mạch khi nào cần gặp bác sĩ?

Do vậy để tránh nguy cơ biến chứng đe dọa và xuất hiện người bệnh ngay từ cảm nhận được lờ mờ các triệu chứng như đau nhức, tê bì, sưng phù,… cần tìm đến ngay sư thăm khám của bác sĩ luôn và ngay để đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp. 

Theo các bác sĩ chuyên khoa nghiên cứu về suy giãn tĩnh mạch – Bệnh viện Đại học Y cho biết: Không nên chủ quan tự áp dụng cách điều trị tại nhà, nếu thấy các triệu chứng dưới xuất hiện thì cần đến gặp bác sĩ ngay:

  • Các cơn tê bì, ngứa râm ran, đau nhức, chuột rút… xuất hiện ngày càng nhiều và cường độ nặng hơn
  • Việc vận động hoặc di chuyển khó khăn, rất tốn sức.
  • Sưng phù chân
  • Khả năng sinh hoạt và đi lại bị ảnh hưởng
  • Cơn đau xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm.

Địa chỉ thăm khám suy giãn tĩnh mạch uy tín, tin cậy

Việc tìm kiếm được cho mình một cơ sở y tế uy tín để điều trị suy giãn tĩnh mạch là một điều vô cùng quan trọng và cần thiết.

giảm đau giãn tĩnh mạch
An Viên là địa chỉ được đông đảo người dân tin tưởng lựa chọn khi có nhu cầu điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Bởi chỉ khi chọn được địa chỉ y tế tin cậy thì mới đảm bảo vấn đề đem lại kết quả chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Hiện nay, chuyên khoa trị giãn tĩnh mạch An Viên là địa chỉ được đông đảo người dân tin tưởng lựa chọn khi có nhu cầu thăm khám và điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Tại An Viên quy trình thăm khám được thiết kế một cách khoa học nhằm tiết kiệm tối đa thời gian cho người dân. An Viên cũng sở hữu hệ thống máy móc có công nghệ tiên tiến để đảm bảo  kết quả thăm khám và điều trị luôn đạt hiệu quả nhất. 

Đặc biệt, nơi đây còn quy tụ đội ngũ các bác sĩ hàng đầu, có nhiều năm kinh nghiệm sẵn sàng tư vấn và giải đáp cho người bệnh trong quá trình thăm khám và điều trị của mình. 

Không chỉ có gói thăm khám Miễn Phí mà chi phí điều trị tại An Viên cũng phù hợp và đáp ứng với chi phí phần đông của người dân Việt Nam.

Dưới đây là một số hình ảnh bệnh nhân sau khi điều trị giãn tĩnh mạch tại An Viên.

giảm đau giãn tĩnh mạch
Hình ảnh sau khi điều trị tại An Viên
giảm đau giãn tĩnh mạch
Hình ảnh sau khi điều trị tại An Viên
giảm đau giãn tĩnh mạch
Hình ảnh sau khi điều trị tại An Viên

Trên đây là 6 cách giảm đau giãn tĩnh mạch “cực nhạy” không dùng thuốc. Liên hệ với An Viên để đặt lịch thăm khám miễn phí và cần tư vấn thêm bất cứ thông tin gì. 

CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN

 
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN