Tĩnh mạch là một bộ phận của cơ thể người, còn được gọi là ven. Đây là các mạch máu trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể. Nhiệm vụ của các tĩnh mạch là vận chuyển máu từ các mao mạch có hàm lượng oxy thấp đến tim. Ở nhiều người cũng thường xuyên gặp các vấn đề về tĩnh mạch, và những vấn đề đó là gì chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Contents
Cấu tạo của tĩnh mạch
Tĩnh mạch là gì? Tĩnh mạch là mạch máu có tác dụng vận chuyển máu từ các mao mạch trở về tim
Tĩnh mạch ở đâu? Tĩnh mạch nằm gần bề mặt da và xa các động mạch.
Xét về cấu tạo của tĩnh mạch, tĩnh mạch bao gồm 3 lớp: lớp áo trong, lớp áo giữa và lớp áo ngoài. Chức năng của tĩnh mạch được biết đến là lớp tế bào nội mô kém phát triển, không có màng ngăn chun trong, các tĩnh mạch có kích cỡ trung bình trở nên bên trong có những van tĩnh mạch giúp máu không bị chảy ngược.
Lớp thứ hai trong cấu tạo của tĩnh mạch đó là lớp lóp áo giữa, điểm khác biệt của lớp áo giữa tĩnh mạch là có kích thước mỏng hơn lớp áo giữa của động mạch và được cấu tạo từ các sợi cơ trơn hướng vòng, ít sợi chun và collagen. Cuối cùng là lớp áo ngoài, lớp áo ngoài được cấu tạo chủ yếu từ collagen, xung quanh được bao bọc bởi nhiều cơ vòng.

So sánh với động mạch thì ba lớp của tĩnh mạch mỏng và dễ giãn hơn động mạch. Cũng vì đặc điểm này mà trên thực tế tĩnh mạch có thể chứa một lượng máu lớn với điều kiện áp lực bên trong thay đổi ít. Bên cạnh đó, tĩnh mạch có thiết diện lớn so với động mạch, và có chiều hướng tăng dần khi thiết diện càng về tim càng lớn. Thông thường trong cấu tạo của cơ thể người 2 tĩnh mạch thường đi kèm với một động mạch.
Một số cảnh báo các bệnh liên quan đến tĩnh mạch
Liên quan đến tĩnh mạch, cũng không ít các bệnh lý mà mọi người thường gặp, đặc biệt làm những người trung niên hoặc cao tuổi. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về một số những cảnh báo các bệnh liên quan đến tĩnh mạch
Tĩnh mạch phổi
Ở đây, có rất nhiều người gặp phải căn bệnh đó là thuyên tắc phổi xảy ra do huyết khối tĩnh mạch sâu. Xét về nguyên nhân bệnh lý đây là một biến chứng của suy giãn tĩnh mạch, khi các tĩnh mạch bị tổn thương một số van không hoạt động khiến máu bị chảy ngược dẫn đến các khối máu bị đông chảy ngược lên tim, đi vào phổi làm phổi bị tắc nghẽn và có nguy cơ dẫn đến tử vong cho người bệnh.
Bệnh giãn tĩnh mạch
Nguyên nhân của bệnh lỹ giãn tĩnh mạch đó là mạch máu bị phình, làm lộ những tia tĩnh mạch nhỏ xanh đỏ hoặc đường máu ngoằn ngoèo đây cũng có thể xem là các biểu hiện mới nhất của bệnh giãn tĩnh mạch. Thông thường, ở giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân không biểu hiện rõ, nhưng nếu lưu ý chúng ta sẽ thường xuyên cảm thấy bị đau chân, tê chân do ngồi lâu.

Viêm tĩnh mạch
Ngoài ra, một bệnh lý mà cũng rất nhiều người có thể mắc phải đó là viêm tĩnh mạch. Bệnh lý này cũng tương tự như giãn tĩnh mạch nhưng nghiêm trọng hơn, cấp độ cao hơn và khó điều trị hơn. Phát hiện và điều trị sớm là một trong những điều kiện ưu tiên để điều trị triệt để vấn đề này.

Hiểu được cấu tạo của tĩnh mạch, và các cảnh báo về bệnh lý cũng một phần nào đó giúp chúng ta bảo vệ tốt hơn cho sức khoẻ và phát hiện sớm các bệnh lý để điều trị nhanh chóng, hiệu quả.