Bệnh giãn tĩnh mạch chân là một trong những căn bệnh “len lỏi” vào bất cứ lúc nào trong cuộc sống hiện đại. Chính vì vậy, xoay quanh căn bệnh này có rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Dưới đây là tổng hợp 5 câu hỏi “kinh điển” nhất và được các chuyên gia đầu ngành trực tiếp giải đáp.
Bài viết được TS-BS. Nguyễn Ngọc Thành, cố vấn chuyên môn tại phòng khám An Viên trực tiếp cung cấp thông tin và giải đáp.

Contents
- 1 Bệnh giãn tĩnh mạch chân đeo vớ y khoa có tác dụng gì?
- 2 Bệnh giãn tĩnh mạch nhất thiết phải phẫu thuật không?
- 3 Bệnh nhân giãn tĩnh mạch ở chân không được đi bộ?
- 4 Gác chân cao không tốt cho bệnh giãn tĩnh mạch chân?
- 5 Bệnh giãn tĩnh mạch chân nên ngâm chân nước nóng?
- 6 Chuyên khoa trị bệnh giãn tĩnh mạch chân An Viên: Uy tín số 1 hiện nay
Bệnh giãn tĩnh mạch chân đeo vớ y khoa có tác dụng gì?
Bệnh giãn tĩnh mạch chân là tình trạng các tĩnh mạch trương phồng màu xanh đỏ, nổi ngoằn ngoèo trông giống như dây thừng, thành từng búi. Cùng với đó, bệnh nhân còn xuất hiện các triệu chứng đau nhức, ngứa châm chích, chuột rút bắp chân,…
Chính vì thế, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân giãn tĩnh mạch chân nhẹ nên mang vớ y khoa để cải thiện triệu chứng. Trong trường hợp này, đeo vớ y khoa cho người bệnh giãn tĩnh mạch chân là cách điều trị an toàn không phẫu thuật mà vẫn đảm bảo hiệu quả.

Vớ y khoa, còn được gọi là tất chống suy giãn tĩnh mạch, có tác dụng như sau:
- Giảm sưng tấy và cảm giác nặng chân
- Cải thiện tuần hoàn máu
- Giảm đau và khó chịu
- Hỗ trợ trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật
Vớ y khoa có sẵn trong nhiều kích cỡ và mức độ áp lực khác nhau tùy thuộc vào tình trạng suy giãn tĩnh mạch của từng bệnh nhân. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng, nên nghe tư vấn và đo kích cỡ vớ y khoa với các chuyên gia y tế trước khi mua.
Bệnh giãn tĩnh mạch nhất thiết phải phẫu thuật không?

Tiêp theo một câu hỏi rất quan trọng chính là bệnh giãn tĩnh mạch chân có cần thiết phải phẫu thuật không? Liệu không phẫu thuật có khả năng trị hoàn toàn bệnh được không? Để giải đáp thắc mắc này, BS. Nguyễn Ngọc Thành đã chia sẻ:
“ Hiện nay, điều trị suy giãn tĩnh mạch không nhất thiết phải mổ mới hoàn toàn dứt điểm. Trên thực tế, có nhiều phương pháp điều trị không phẫu thuật hiệu quả cho bệnh giãn tĩnh mạch, bao gồm tiêm xơ tĩnh mạch, laser và keo sinh học. Các phương pháp này có hiệu quả điều trị tối ưu mà không cần đến can thiệp phẫu thuật.”
Để bệnh nhân hiểu rõ hơn về các phương pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân này, BS. Thành có chia sẻ thêm như sau:
Tiêm xơ tĩnh mạch
Đây là phương pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân không phẫu thuật thông thường được sử dụng để điều trị giãn tĩnh mạch nhỏ và trung bình. Trong quá trình này, một chất xơ được tiêm vào các tĩnh mạch bị giãn để làm co chúng lại. Sau khi các tĩnh mạch bị tiêm xơ, chúng sẽ bị đóng lại và dòng máu lưu thông qua tĩnh mạch khỏe mạnh khác.
Can thiệp Laser nội mạch
Laser điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân là một phương pháp không phẫu thuật khác có hiệu quả được đánh giá cao. Trong quá trình này, sử dụng nhiệt tỏa ra từ laser mạnh được sử dụng để đốt các tĩnh mạch bị giãn. Laser giúp làm co và đóng các tĩnh mạch bị suy giãn, từ đó cải thiện lưu thông máu và giảm triệu chứng.

Xem thêm: >> Cách chữa giãn tĩnh mạch
Bơm keo sinh học Venaseal
Đây là một phương pháp mới trong điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân được các bác sĩ đánh giá cao. Trong quá trình này, một chất keo được đưa vào các tĩnh mạch bị giãn thông qua một ống mỏng. Chất keo này giúp đóng lại và làm co các tĩnh mạch, tương tự như các phương pháp khác.
Các phương pháp không phẫu thuật này thường có hiệu quả cao, về nha ngay sau khi kết thúc thủ thuật. Tuy nhiên, quyết định sử dụng phương pháp nào nên dựa trên ý kiến chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân.
Bệnh nhân giãn tĩnh mạch ở chân không được đi bộ?

Đây là một quan niệm sai lầm khi cho rằng mắc bệnh giãn tĩnh mạch là không được đi bộ. Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân xuất phát từ việc máu bị ứ trệ lưu thông kém, khiến các tĩnh mạch bị trương phình ra. Chính vì vậy, việc ít vận động sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng này.
BS. Nguyễn Ngọc Thành khuyên bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch cần có kế hoạch vận động hợp lý, tần suất đều đặn và cường độ vận động vừa phải. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể tìm thêm các bài tập giãn tĩnh mạch chân đơn giản khác như đạp xe, yoga,…. Lưu ý, trước khi tập cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn để bảo đảm có lợi cho tình trạng bệnh.
Gác chân cao không tốt cho bệnh giãn tĩnh mạch chân?

Theo BS. Thành, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Việc gác chân cao mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân mắc bệnh giãn tĩnh mạch. Kê cao chân và đặc biệt là sử dụng gối kê cao chân khi nằm nghỉ có thể giúp giảm triệu chứng và cải thiện lưu thông máu. Hãy tận dụng khi nghỉ ngơi và lúc nằm nâng cao chân để kích thích hệ tuần hoàn nhiều nhất có thể.
Bên cạnh đó, tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch tốt nhất là nên nằm nghiêng bên trái.
Bệnh giãn tĩnh mạch chân nên ngâm chân nước nóng?

Câu hỏi thứ 5 liên quan đến việc ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch. Liệu có nên sử dụng nước nóng để ngâm chân hay không?
“Ngâm chân nước nóng có thể khiến các tĩnh mạch bị giãn nở nhanh hơn và làm tăng nguy cơ sưng tấy và cảm giác nặng chân.”- BS. Nguyễn Ngọc Thành cho biết thêm.
Khi mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân, bệnh nhân nên hạn chế ngâm chân trong nước nóng hoặc nước nóng quá nhiệt. Thay vào đó, hướng dẫn sau đây có thể hữu ích:
- Mức nước vừa phải với chậu, thau
- Thêm muối hoặc các tinh dầu để tăng hiệu quả ngâm chân
- Kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng để kích thích lưu thông máu, giảm nhẹ triệu chứng
- Thời gian ngâm không nên quá lâu, trong vòng từ 10-15 phút là thời điểm lý tưởng nhất.
- Nên ngâm chân giảm các triệu chứng 1-2 lần/ 1 tuần để đạt hiệu quả tối ưu.
Chuyên khoa trị bệnh giãn tĩnh mạch chân An Viên: Uy tín số 1 hiện nay

Sau khi đã giải đáp đủ 5 câu hỏi “kinh điển” được nhiều bệnh nhân quan tâm nhất về bệnh giãn tĩnh mạch chân. Thì tiếp theo, cần phải biết chữa bệnh giãn tĩnh mạch chân ở đâu tốt nhất? Để nhanh chóng kết thúc tình trạng đau nhức do bệnh gây ra, cải thiện sức khỏe tổng quát.
Đáp án chính là chuyên khoa tĩnh mạch An Viên. Đây là một trong những phòng khám phát triển theo mô hình chăm sóc sức khỏe tư nhân chuẩn Quốc tế uy tín nhất cho đến thời điểm hiện tại. An Viên đã thành lập và điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân với những thành tựu xuất sắc.
Khi đi thăm khám bệnh giãn tĩnh mạch chân tại An Viên và chỉ DUY NHẤT tại An Viên, bệnh nhân được hưởng những ưu đãi như sau:
- Các chi nhánh phân bố trên khắp những thành phố trọng điểm của đất nước.
- Bệnh nhân được hỗ trợ đặt lịch thăm khám 24/7.
- Tái khám MIỄN PHÍ.
- Phát thẻ bảo hành TRỌN ĐỜI.
- Có hỗ trợ về chi phí điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân.
- Phương pháp chữa bệnh giãn tĩnh mạch chân ĐỘC QUYỀN, tỷ lệ thành công cao.
- Bệnh nhân được chăm sóc chu đáo, tiếp đón nhiệt tình.

Đừng bỏ lỡ>> : Tĩnh mạch An Viên lừa đảo
Hơn nữa, để phổ cập thêm kiến thức cũng như phát hiện sớm bệnh giãn tĩnh mạch chân cho bệnh nhân, An Viên đang tổ chức chương trình THĂM KHÁM MIỄN PHÍ vào tất cả các ngày trong tuần. Do số lượng có hạn, bệnh nhân muốn được suất khám sớm thì hãy nhanh chóng ĐẶT LỊCH bằng cách gọi đến tổng đài 092.462.5678.
Trên đây là bài viết giải đáp 5 câu hỏi quan trọng về bệnh giãn tĩnh mạch chân do bác sĩ tư vấn. Truy cập vào trang WEBSITE chính thức An Viên để cập nhật các thông tin mới nhất về phòng khám.
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN
[ Chuyên khoa điều trị giãn tĩnh mạch lớn nhất Việt Nam ]
Cơ sở Sài Gòn: 765 Lê Hồng Phong – Quận 10
Cơ sở Hà Nội: Số 1 Trường Chinh – Thanh Xuân
Cơ sở Đà Nẵng: 100 Lê Đình Lý, Vĩnh Trung, Thanh Khê, Đà Nẵng