Những cơn tê bì, chuột rút dai dẳng từ căn bệnh suy giãn tĩnh mạch khiến bạn khó chịu, mất ngủ, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sức khỏe của bạn. Đừng lo lắng, hãy theo dõi 3 cách giảm suy giãn tĩnh mạch “tận gốc” chỉ sau 1 liệu trình dưới đây mà An Viên chia sẻ, chắc chắn sẽ giúp bạn thoát khỏi căn bệnh suy giãn tĩnh mạch này “vĩnh viễn”.
Contents
3 cách giảm suy giãn tĩnh mạch “tận gốc” sau 1 liệu trình
Cách giảm suy giãn tĩnh mạch là một trong những vấn đề luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của người bị suy giãn tĩnh mạch.

Bởi nếu trước kia, các cách giảm suy giãn tĩnh mạch gây cho người bệnh nhiều sự đau đớn, khó chịu, rủi ro… Khiến cho họ cảm thấy “ám ảnh” và “sợ” khi phải điều trị suy giãn tĩnh mạch.
Thì ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học y tế hiện đại các cách giảm suy giãn tĩnh mạch và điều trị căn bệnh này đã trở lên nhẹ nhàng hơn, dễ chịu hơn, tỷ lệ thành công cao và hiếm khi gặp phải biến chứng sau can thiệp.
Điều này đã giúp người bệnh thoát khỏi tâm lý “ám ảnh” và “sợ hãi” khi nhắc đến việc điều trị và áp dụng cách giảm suy giãn tĩnh mạch. Cùng điểm danh 3 cách giảm suy giãn tĩnh mạch “tận gốc” chỉ sau 1 liệu trình mà Tĩnh mạch An Viên chia sẻ thông qua bài viết dưới đây.
Xem thêm>>> Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân
Trị suy giãn tĩnh mạch thông qua tiêm xơ công nghệ IVEIN
Tiêm xơ công nghệ IVEIN là cách giảm suy giãn tĩnh mạch được chỉ định với những tĩnh mạch có kích thước nhỏ, dạng mao mạch.
Tiêm xơ là quá trình tiêm một dung dịch chất gây xơ vào lòng của các tĩnh mạch suy giãn. Dung dịch này khi đi vào tĩnh mạch sẽ làm co rút tĩnh mạch, ngăn chặn dòng máu lưu thông qua. Nhờ vậy mà tình trạng suy giãn bị xoá bỏ.

Cách thực hiện tiêm xơ công nghệ IVEIN như sau:
- Khảo sát và chẩn đoán tình trạng của tĩnh mạch bị suy giãn thông qua siêu âm Doppler để xác định vị trí và mức độ suy giãn.
- Tiêm một chất có tác dụng vào các tĩnh mạch bị suy giãn. Chất gây xơ thường được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch thông qua một mũi kim tiêm có kích thước nhỏ.
- Chất gây xơ có khả năng làm co lại các tĩnh mạch suy giãn, từ đó ngăn chảy máu qua.
- Tĩnh mạch bị suy giãn sẽ được loại bỏ theo cơ chế đào thải của thuốc, các triệu chứng đau nhức, tê bì… cũng được loại bỏ.
Chăm sóc sau can thiệp:
Sau khi can thiệp tiêm xơ người bệnh cần đeo vớ y khoa để hỗ trợ máu lưu thông và tối ưu hóa quá trình phục hồi.

Đánh giá hiệu quả:
- Tiêm xơ là cách giảm suy giãn tĩnh mạch hiệu quả khi có tới 98% tĩnh mạch suy giãn tĩnh sau lần can thiệp đầu tiên
- Không đau
- Không biến chứng
- Đảm bảo thẩm mỹ 100%
Trị suy giãn tĩnh mạch thông qua can thiệp Laser nội mạch EVLA
Trị suy giãn tĩnh mạch thông qua can thiệp Laser nội mạch EVLA là một cách giảm suy giãn tĩnh mạch tiên tiến được sử dụng để giảm triệu chứng và cải thiện tình trạng suy giãn ngay từ lần đầu can thiệp.
Dưới đây là cách mà quá trình can thiệp Laser nội mạch EVLA như sau

- Chẩn đoán chính xác vị trí và mức độ suy giãn thông qua sử dụng siêu âm Doppler. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ quyết định liệu laser có là liệu pháp phù hợp hay không.
- Sau khi xác định vị trí chính xác tia laser mỏng được đưa vào tĩnh mạch thông qua một ống nhỏ.
- Năng lượng từ laser sẽ tạo nhiệt, làm co và khép hai thành tĩnh mạch lại làm một.
- Do tĩnh mạch bị gắn 2 thành lại làm 1 nên dòng máu không thể lưu thông qua. Tình trạng suy giãn và các triệu chứng cũng được loại bỏ hoàn toàn.
Chăm sóc sau can thiệp:
Sau khi can thiệp, người bệnh nên đi vớ y khoa và luyện tập thể dục nhẹ để hỗ trợ quá trình phục hồi.
Đánh giá hiệu quả:
Laser nội mạch EVLA là cách giảm suy giãn tĩnh mạch mang lại những kết quả tốt trong việc giảm triệu chứng và trị dứt điểm suy giãn tĩnh mạch bởi:

- Trị được tĩnh mạch nặng
- Không gây sẹo
- Không gây đau
- Hiện chưa xác nhận được trường hợp nào gặp biến chứng sau can thiệp.
Xem thêm>>> 8 cách tự nhiên chữa giãn tĩnh mạch
Trị suy giãn tĩnh mạch thông qua keo sinh học Venaseal Plus
Trị suy giãn tĩnh mạch thông qua keo sinh học Venaseal Plus là cách giảm suy giãn tĩnh mạch mới và hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này được đánh giá là an toàn và trị được các trường hợp giãn tĩnh mạch nặng, giãn tĩnh mạch nhiều biến chứng, giãn tĩnh mạch bẩm sinh…
Cách thực hiện trị suy giãn tĩnh mạch bằng keo sinh học Venaseal Plus như sau:

- Giống như các phương pháp khác, bước đầu tiên cần xác định được vị trí và mức độ suy giãn thông qua siêu âm Doppler
- Dựa vào các thiết bị y tế chuyên dụng, bác sĩ sẽ đưa chất keo sinh học còn có tên gọi là keo siêu dính tiêm vào tĩnh mạch suy giãn
- Chất keo làm đầy tĩnh mạch, gây bít tắc và ngăn chảy máu đi qua. Đây chính là mấu chốt giúp bệnh nhân thoát khỏi hiện tượng ứ đọng máu, xoá bỏ gốc rễ căn nguyên gây suy giãn tĩnh mạch.
Chăm sóc sau can thiệp:
Điểm mạnh của cách giảm suy giãn tĩnh mạch bằng Venaseal Plus là không cần thiết phải mang vớ y khoa hay bất kể phương pháp hỗ trợ nào sau can thiệp.

Đánh giá hiệu quả:
Phương pháp Venaseal Plus đã được chứng minh là hiệu quả trong việc điều trị dứt điểm suy giãn tĩnh mạch nặng, có đi kèm biến chứng. Ngoài ra 99% bệnh nhân đều đánh giá cao hiệu quả của phương pháp này đem lại sau can thiệp như:
- Điều trị 99% tĩnh mạch suy giãn
- Làm mất hẳn triệu chứng 98%
- Đảm bảo thẩm mỹ 100%
Lưu ý sau khi can thiệp trị suy giãn tĩnh mạch
Nhằm phòng ngừa nguy cơ suy giãn tĩnh mạch phát triển ở tĩnh mạch mới sau khi can thiệp các cách giảm suy giãn tĩnh mạch. Người bệnh cần tuân thủ các biện pháp hỗ trợ chặn đứng sự trào ngược của dòng máu và các lực tác động lên dòng chảy của tĩnh mạch được tốt hơn. Bao gồm:

- Nâng chân cao khi nằm nghỉ
- Tránh đứng hay ngồi lâu
- Mang vớ y khoa
- Tránh béo phì
- Áp dụng tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch
- Ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch
- Tập bài tập thể dục cho người giãn tĩnh mạch chân
- Dùng thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân (nếu có chỉ định)
- Ăn chế độ có nhiều chất xơ để tránh táo bón…
Suy giãn tĩnh mạch là gì?
Suy giãn tĩnh mạch là sự suy giảm chức năng của van tĩnh mạch khi đưa máu trở về tim. Điều này đã dẫn đến hiện tượng máu bị ứ đọng lại.

Suy giãn tĩnh mạch không chỉ gây mất thẩm mỹ do các tĩnh mạch bị trương phồng làm người bệnh còn phải đối diện với các triệu chứng khó chịu như đau nhức, tê bì, chuột rút, phù chân… Gây khó khăn trong sinh hoạt và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch cũng như sự phát triển của bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ… Tuy nhiên cũng chính điều này làm người bệnh chủ quan thường bỏ lỡ qua giai đoạn điều trị tốt nhất của bệnh. Chỉ đến khi xuất hiện biến chứng nặng nề người bệnh mới tìm đến sức thăm khám và điều trị.
Có thể bạn chưa biết>>> Cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà
Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Để áp dụng các cách giảm suy giãn tĩnh mạch phù hợp, hiệu quả thì bạn cần xác định nguyên nhân gây nên căn bệnh này đến từ đâu.

Theo báo cáo hàng năm của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết; Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng số dân số trên thế giới hiện nay. Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nam giới gấp 3 lần. Nguyên nhân đến từ sự thay đổi của nội tiết tố nữ, mang thai, thói quen dùng giày cao gót…
Sự phát triển và lựa chọn nghề nghiệp có tính ít vận động sẽ đẩy con số mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch tăng lên mạnh mẽ trong vài năm tới đây.
Các nguyên nhân khách quan đến từ thói quen lười vận động, béo phì, di truyền, chế độ ăn ít chất xơ và vitamin cũng làm cho bệnh trở nên nặng nề hơn. Quá trình thoái hóa do tuổi tác, điều này chủ yếu hay xảy ra với người già,… cũng góp phần không nhỏ khiến nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch ngày càng cao ở người dân.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thành – Chuyên khoa trị giãn tĩnh mạch An Viên cho biết:
Những lý do trên kia chưa phải là nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh mà chúng sẽ tạo điều kiện cho máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch và gây nên suy giãn tĩnh mạch.
Do vậy xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, chăm chỉ vận động là yếu tố cực kỳ quan trọng để giúp mỗi chúng ta tránh xa căn bệnh này.

Biểu hiện của căn bệnh suy giãn tĩnh mạch theo từng giai đoạn
Việc áp dụng cách giảm suy giãn tĩnh mạch sẽ dựa trên bệnh có triệu chứng gì và ở trong giai đoạn nào để đưa ra cách can thiệp hợp lý.
Theo Ts, Bs Nguyễn Ngọc Thành – Tĩnh Mạch An Viên cho biết các biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch sẽ được phân loại theo từng cấp độ. Mỗi cấp độ sẽ có biểu hiện và triệu chứng nhận biết riêng.
Ở giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh lúc này khá mờ nhạt, xuất hiện ít và thoáng qua. Lúc này người bệnh thường có các triệu chứng như:
- Đau chân
- Nặng chân
- Mỏi chân
- Phù nhẹ
- Chuột rút vào buổi tối
- Có cảm giác giống kim châm, kiến bò
- Xuất hiện nhiều mạch máu nhỏ li ti chúng thường tập chung ở cổ và bàn chân.

Cách giảm suy giãn tĩnh mạch trong giai đoạn này thường được chỉ định thông qua các biện pháp khắc phục tại nhà như ăn nhiều chất xơ, thói quen sinh hoạt lành mạnh, nâng cao chân… hoặc tiêm xơ tĩnh mạch để trị dứt điểm.
Đây thời thời gian vàng để trị suy giãn tĩnh mạch, tránh nguy cơ đối diện biến chứng và tốn kém chi phí điều trị về sau.
Giai đoạn tiến triển
Giai đoạn này suy giãn tĩnh mạch đã có những tiến triển rõ hơn và dễ nhận thấy hơn, các triệu chứng thường gặp như sau:
- Phù chân nặng ở mắt cá hoặc bàn chân.
- Thay đổi màu sắc da do máu ứ đọng máu ở tĩnh mạch lâu ngày
- Các tĩnh mạch trương phồng lên
- Xuất hiện cảm giác nặng, đau nhức, tê bì, chuột rút… với tần suất liên tục
- Xuất hiện các mảng bầm máu trên da rõ rệt.

Giai đoạn biến chứng
Biến chứng mà suy giãn tĩnh mạch gây ra có thể kể đến như gây thuyên tắc tĩnh mạch sâu, vỡ tĩnh mạch, chảy máu tĩnh mạch, nhiễm khuẩn diện rộng….
Trên đây là 3 cách giảm suy giãn tĩnh mạch “tận gốc” chỉ sau 1 liệu trình. Liên hệ với An Viên để được tư vấn thêm thông tin về bệnh lý và đặt lịch thăm khám MIỄN PHÍ bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm.
CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN
- Cơ sở Sài Gòn: 765 Lê Hồng Phong – Quận 10
- Cơ sở Hà Nội: Số 1 Trường Chinh – Thanh Xuân
- Cơ sở Đà Nẵng: 100 Lê Đình Lý, Vĩnh Trung, Thanh Khê, Đà Nẵng