5 cách chữa trị giãn tĩnh mạch chân hiệu quả tại nhà

Việc can thiệp ngoai khoa là cách có thể điều trị được triệt để tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên nếu bạn đang trong thời kỳ mang thai hoặc bạn chưa đủ điều kiện điều trị ngoại khoa thì có thể tham khảo 5 cách chữa trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà mà An Viên chia sẻ trong bài viết dưới đây. 

5 cách chữa trị giãn tĩnh mạch chân hiệu quả tại nhà

Suy giãn tĩnh mạch mang lại cho người bệnh sự phiền toái lớn trong sinh hoạt bởi các triệu chứng khó chịu gây nên. Cùng đọc và áp dụng 5 cách chữa trị giãn tĩnh mạch chân hiệu quả tại nhà mà An Viên chia sẻ dưới đây để khắc phục phần nào các triệu chứng khó chịu của căn bệnh. 

cách chữa trị giãn tĩnh mạch chân
5 cách chữa trị giãn tĩnh mạch chân hiệu quả tại nhà

Cách chữa trị giãn tĩnh mạch chân bằng chườm đá 

Chườm đá là cách giảm sưng phù chân do giãn tĩnh mạch chân đơn giản và dễ thực hiện nhất. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp làm dịu tình trạng sưng hiệu quả. Ngoài ra các chuyên gia cũng cho biết thêm khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, tĩnh mạch sẽ co lại và giúp giảm hiện tượng sưng viêm đáng kể. 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị túi chườm và đá
  • Cho đá vào túi chườm
  • Chườm lên vùng bị sưng do suy giãn tĩnh mạch từ 10 – 15 phút và thực hiện khoảng 2 lần trong ngày.

Lưu ý: Theo các chuyên gia khuyến cáo, khi chườm tuyệt đối không cho đá áp trực tiếp lên da mà cần cho vào túi hoặc khăn. Điều này nhằm ngăn nguy cơ bỏng lạnh và kích ứng da.

Cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà bằng chườm ấm

Bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch trong thời gian dài, sẽ thấy đôi chân xuất hiện một số vết bầm tím dưới da do máu ứ đọng. Lúc này, bạn nên áp dụng việc chườm ấm để thúc đẩy máu lưu thông, làm tan máu bầm và giảm phù nề. Bên cạnh đó nhiệt độ tỏa ra từ hơi ấm còn giúp giảm đau nhức và mang lại cảm giác dễ chịu. 

cách chữa trị giãn tĩnh mạch chân
Cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà bằng cách chườm ấm

Cách thực hiện

Chuẩn bị nước ấm cho vào túi đựng sau đó chườm nhẹ nhàng lên vùng sưng, đau trong 5-10 phút.

Lưu ý: Chỉ nên dùng túi chườm ấm với nhiệt độ khoảng 50 độ C. Tránh chườm quá nóng khiến tình trạng sưng phù trở lên trầm trọng hơn.

Xem thêm>>> Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân

Cách chữa trị giãn tĩnh mạch chân thông qua chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống đối với người bị suy giãn tĩnh mạch có vai trò cực kỳ quan trọng. Sử dụng thực phẩm tốt sẽ giúp ngăn ngừa bệnh phát triển, ngược lại nếu sử dụng thực phẩm không tốt sẽ làm cho bệnh tiến triển nhanh chóng sang giai đoạn biến chứng.

Đối với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch cần bổ sung các thực phẩm như sau:

cách chữa trị giãn tĩnh mạch chân m
Cách chữa trị giãn tĩnh mạch chân thông qua chế độ ăn uống lành mạnh
  • Thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Rau xanh, ngũ cốc, gạo lứt, yến mạch…
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Cam, chanh, kiwi, việt quất, dứa, dâu tây…
  • Thực phẩm chứa flavonoid: Lựu, kiwi, hành tây, dứa, hạt cacao, socola đen.
  • Thực phẩm giàu kali: Cà chua, chuối, khoai tây, cải xoong…
  • Thực phẩm giàu omega-3: Cá hồi, cá thu, hạt lanh, dầu cá, hạt óc chó…
  • Thực phẩm giàu chất chống viêm: Gừng, tỏi, hạt lanh,…

Ngoài ra, bạn cần hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, chất kích thích, đồ ăn chế biến sẵn… Để ngăn chặn nguy cơ bệnh tiến triển.

Chữa trị giãn tĩnh mạch chân thông qua massage

Massage là cách chữa trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà. Đây cũng là phương pháp thúc đẩy tuần hoàn máu và hỗ trợ giảm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch gây nên một cách hiệu quả. Dưới đây cách massage chân cho người bị suy giãn tĩnh mạch được nhiều người áp dụng:

cách chữa trị giãn tĩnh mạch chân
5 cách chữa trị giãn tĩnh mạch chân hiệu quả tại nhà
  • Bước 1: Chuẩn bị dầu hoặc kem để làm mềm da 
  • Bước 2: Nâng chân lên cao một chút để có độ dốc nghiêng
  • Bước 3: Sử dụng lòng bàn tay để xoa bóp nhẹ nhàng từ mũi chân lên hướng đầu gối để thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm sự tê bì.

Lưu ý: Khi áp dụng cách chữa trị giãn tĩnh mạch chân bằng việc massage trị suy giãn tĩnh mạch bạn chỉ nên dùng với lực vừa phải, tránh dùng lực mạnh sẽ gây tổn thương lên tĩnh mạch. Ngoài việc massage chân thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng việc ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch để thay đổi. 

Thực hiện bài tập gác chân lên tường

Bài tập gác chân lên tường thực tế là một tư thế thư giãn trong yoga. Đây là một cách chữa trị giãn tĩnh mạch chân có lợi cho sức khỏe nói chung và với người bị suy giãn tĩnh mạch nói riêng , bởi chúng có tác dụng khá tốt trong việc thúc đẩy lưu thông máu một cách tự nhiên. 

cách chữa trị giãn tĩnh mạch chân
Bài tập gác chân lên tường là cách chữa trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà

Bạn có thể thực hiện động tác này vào mỗi tối trước khi ngủ và cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Để cơ thể nằm hẳn xuống thảm và hông cách tường 20 cm
  • Bước 2: Từ từ nâng chân lên khỏi sàn sau đó để chân trong tư thế gác hẳn hai chân lên tường
  • Bước 3: Nằm thư giãn trong 10 phút. Nếu thấy chân căng cơ bạn có thể gập nhẹ vùng đầu gối.

Hỏi đáp: Cách chữa trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà được áp dụng với những ai?

Thực tế, không phải trường hợp nào cũng điều trị bằng cách chữa trị giãn tĩnh mạch chân. Các chuyên gia cho biết điều trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà chỉ là những biện pháp giúp khắc phục tạm thời bệnh tiến triển.

cách chữa trị giãn tĩnh mạch chân
Cách chữa trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà được áp dụng với những ai

Cách chữa trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà chỉ áp dụng với những trường hợp suy giãn tĩnh mạch cấp độ nhẹ chưa có nhiều biến chứng. Với trường hợp SGTM C2 thì cách can thiệp này hoàn toàn không có tác dụng.

Ngoài ra một số người chưa đủ điều kiện can thiệp ngoại khoa như phụ nữ mang thai cũng được chỉ định điều trị tại nhà và điều trị lại sau khi quá trình mang thai kết thúc.

Những đối tượng nào có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch

Suy  giãn tĩnh mạch hình thành phần lớn là do sự hoạt động kém của van tĩnh mạch gây ra trở ngại trong việc máu lưu thông về tim. 

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên suy giãn tĩnh mạch, tuy nhiên các yếu tố nêu ra dưới dây vẫn là những nguyên nhân điển hình nhất:

cách chữa trị giãn tĩnh mạch chân
Những đối tượng nào có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch
  • Do yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình của bạn có người mắc suy giãn tĩnh mạch, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh này hơn những người bình thường tới 30%.
  • Phụ nữ mang thai: Sự gia tăng nồng độ hormone và sự phát triển của thai nhi có nguy cơ gây suy giãn tĩnh mạch.
  • Người có công việc đứng lâu, ngồi nhiều: Nếu bạn phải đứng và ngồi liên tục trong thời gian dài. Bạn sẽ có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch vì máu bị lưu thông kém.
  • Người bị béo phì: Béo phì sẽ gây áp lực lên các tĩnh mạch do mỡ thừa.
  • Người già: Tuổi tác là yếu tố hàng đầu nguy cơ cho suy giãn tĩnh mạch. Bởi van tĩnh mạch theo thời gian bị lão hóa và mức độ co giãn tĩnh mạch cũng bị kém và trở nên yếu dần theo thời gian.
  • Ít vận động: Ít vận động có thể làm suy yếu tĩnh mạch và làm hệ thống tuần hoàn máu trở lên lề mề hơn khi làm việc.
cách chữa trị giãn tĩnh mạch chân
Nên đi khám ngay khi có dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch

Lưu ý: 

Người có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch hoàn toàn không đồng nghĩa với việc họ sẽ mắc bệnh.

Suy giãn tĩnh mạch có thể nhắm đến bất cứ ai, bất cứ đối tượng nào. Vì vậy khi có dấu hiệu bất thường bạn nên đi thăm khám để nhận được sử chẩn đoán của bác sĩ.

Trên đây là chia sẻ vè 5 cách chữa trị giãn tĩnh mạch chân hiệu quả tại nhà. Liên hệ với An Viên để được tư vấn thêm thông tin về bệnh và đặt lịch thăm khám MIỄN PHÍ.

CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN

 
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN