Nhiều bệnh nhân lo lắng rằng việc đi bộ sẽ ảnh hưởng xấu đến các tĩnh mạch bị suy giãn vì vậy trong suất quá trình bị bệnh đã hạn chế tối đa việc đôi chân được vận động và di chuyển. Tuy nhiên điều này liệu có đúng không. Và bị suy giãn tĩnh mạch có nên đi bộ không? Ts, bs Thành – An Viên sẽ giải đáp cặn kẽ về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Contents
Bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?
Để có cái nhìn và đánh giá khách quan nhất về vấn về bị suy giãn tĩnh mạch có nên đi bộ không? Hãy cùng theo dõi những luận điểm và đánh giá của các chuyên gia về vấn đề này.

Theo các bác sĩ tại Viện Tim Mạch cho biết: Một trong những bài thể dục tốt nhất dành cho bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch đó chính là đi bộ. Bởi vì khi đi bộ cũng chính là lúc thể tích và áp lực tại tĩnh mạch sẽ được thay đổi.
Cụ thể khi chân đứng ở trạng thái đứng im không chuyển động máu cũng theo đó đúng im một chỗ hoặc di chuyển với tốc độ rất chậm rãi. Điều này thực sự là một trạng thái tiêu cực đối với bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch.
Tuy nhiên, khi bạn nhấc chân lên cao nhờ việc đi bộ thì máu từ đám rối tĩnh mạch ở phía dưới gót chân sẽ đẩy lên các tĩnh mạch sâu của cẳng. Đồng thời, động tác co cơ cẳng chân sẽ lại thúc đẩy dòng máu đi về tĩnh mạch của vùng đùi. Trạng thái này cứ thế lặp đi lặp lại liên tục sẽ giúp cho máu đi về tim trôi chảy hơn rất nhiều.

Các chuyên gia còn đo được chỉ số thực lực ép của cơ tác động lên hệ tĩnh mạch khi chân vận động cao gấp 20 so với lúc chân đang đứng yên. Nhờ vào điều này mà máu được đẩy mạnh về tim mạnh hơn và giảm được tình trạng ứ đọng. Đây chính là cách để giải quyết vấn đề chính của căn bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Một nghiên cứu y khoa của Mỹ cũng cho biết: Với những người bị suy giãn tĩnh mạch nặng, nếu đi bộ chưa đến 10 phút trong này thì có nguy cơ cao đối diện với biến chứng loét chân cao hơn gấp đôi so với người dành ra 60 phút đi bộ trong ngày (thời gian đi bộ cần được chia nhỏ ra).

Bên cạnh đó, các hiệp hội phẫu thuật mạch máu trên toàn thế giới cũng đều khuyến cáo người bị suy giãn tĩnh mạch nên tích cực duy trì thói quen tập thể dục chữa giãn tĩnh mạch chân mỗi ngày.
Và đến đây ắt hẳn bạn cũng đã có câu trả lời cho vấn để bị suy giãn tĩnh mạch có nên đi bộ không? Hay suy giãn tĩnh mạch có nên đi bộ không? Rồi phải không?
Xem thêm>>> Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch
Hướng dẫn cách đi bộ cho người bị suy giãn tĩnh mạch
Đi bộ chính là cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà vừa đơn giản vừa hiệu quả. Cách đi bộ chuẩn nhất dành cho người suy giãn tĩnh mạch như sau.

- Bệnh nhân cần khởi động nhẹ nhàng trước khi bắt đầu đi bộ
- Nên đi bộ với trạng thái nhẹ nhàng rồi mới tăng tốc dần. Tuy nhiên với người suy giãn tĩnh mạch không nên đi bộ với tốc độ quá nhanh, quá mạnh mà chỉ cần duy trì mức độ đi bộ ở trạng thái bình thường, nhẹ nhàng
- Vừa đi bộ vừa kết hợp nhịp thở đều đặn
- Người bị suy giãn tĩnh mạch có thể đi bộ 30 phút/ lần, có thể lặp lại nhiều lần trong một ngày.
Phần lớn bệnh nhân cho rằng họ đều nhận thấy các triệu chứng bệnh tê bì, chuột rút, đau mỏi bắp chân… Do suy giãn tĩnh mạch gây nên được cải thiện rõ rệt sau một thời gian đi bộ.

Việc đi bộ sẽ không chỉ giúp cho máu huyết được lưu thông mà còn giúp cho cơ thể người bệnh luôn được khỏe mạnh và tươi vui. Đặc biệt đi bộ còn giúp ngăn chặn nguy cơ đối diện với nhiều cân bệnh khác có biến chứng nguy hiểm, không chỉ riêng gì suy giãn tĩnh mạch.
Lưu ý khi đi bộ cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch
Ngoài việc quan tâm đến suy giãn tĩnh mạch có nên đi bộ không? Thì người bị suy giãn tĩnh mạch cũng cần lưu ý một số nguyên tắc sau khi đi bộ để quá trình tập luyện diễn ra thuận lợi, an toàn.
- Luôn bắt đầu với tốc độ vừa phải và với quãng đường ngắn, sau đó mới tăng dần cự ly và tốc độ.
- Thông thường khi mới đi bộ sẽ có cảm giác khó chịu, đau chân. Tuy nhiên đang là phản ứng bình thường của đôi chân. Cơn đau sẽ cải thiện sau vài ngày.
- Hãy luôn mang vớ áp lực khi đi bộ vì chúng sẽ giúp máu lưu thông hiệu quả hơn gấp nhiều lần.

- Đối với bệnh nhân đang phải đối diện với biến chứng loét chân thì việc vận động cổ chân sẽ bị hạn chế. Vì vậy, người bệnh cần được trị loét chân trước khi đi bộ.
- Nếu tình trạng suy giãn tĩnh mạch nặng nề hơn làm cản trở công việc và cuộc sống. Hãy tạm ngưng đi bộ và đi thăm khám ngay để được can thiệp phù hợp.
- Ngoài việc đi bộ thì người bị suy giãn tĩnh mạch cần có chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp đa dạng nguồn dinh dưỡng tốt cho tĩnh mạch.
Xem thêm>>> Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân
Bộ Môn Thể Thao Tốt Cho Người Bệnh Giãn Tĩnh Mạch
Ngoài việc đi bộ thì bệnh nhân cũng có thể áp dụng một số các bộ môn thể thao khác để thay đổi cho việc luyện tập thêm phần thích thú và sinh động hơn. Bơi lội và đạp xe là hai bộ môn thể thao điển hình tốt cho người suy giãn tĩnh mạch mà bạn có thể cân nhắc.
Bơi lội
Môn thể thao bơi lội rất tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch. Khi bơi chân sẽ được hoạt động linh hoạt giúp tĩnh mạch đưa máu trở về tim rất hiệu quả.

Từ đó giảm các triệu chứng đau nhức, nặng nề, chuột rút do suy giãn tĩnh mạch gây ra. Một tuần bạn có thể bơi lội khoảng 3 đến 4 lần mỗi lần khoảng 20-30 phút.
Đạp xe
Đạp xe là môn thể thao lý tưởng nó khi đạp xe phần cổ chân được di chuyển rất linh hoạt. Chính vì vậy mà máu huyết sẽ được thúc đẩy lưu thông trong tĩnh mạch dễ dàng hơn và giảm áp lực trong lòng tĩnh mạch. Nhờ vậy mà các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch được cải thiện đáng kể.

Chuyên khoa trị suy giãn tĩnh mạch An Viên là địa chỉ tin cậy trong việc thăm khám và điều trị suy giãn tĩnh mạch. Tại đây đang triển khai các phương pháp can thiệp mới nhất, hiện đại nhất trong điều trị suy tĩnh mạch chi dưới để loại bỏ các tĩnh mạch bị suy giãn một cách không xâm lấn, đó là:
- Tiêm xơ tĩnh mạch công nghệ IVEIN
- Can thiệp Laser nội mạch EVLA
- Keo sinh học Venaseal Plus
Khi áp dụng viêc điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng công nghệ y khoa tại An Viên. Người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn, không để lại sẹo, ít biến chứng và khả năng tái phát hầu như không có.
Bên cạnh đó, các triệu chứng sưng phù, đau nhức, loét da, chuột rút, tê bì…, cũng được khắc phục hoàn toàn. Đảm bảo người bệnh sớm trở lại cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày như bình thường.
Trên đây là chia sẻ về vấn đề bị suy giãn tĩnh mạch có nên đi bộ không? Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì hay muốn đặt lịch thăm khám trực tiếp. Hãy liên hệ trực tiếp với An Viên qua hotline để được hỗ trợ.




