Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì? Ảnh hưởng như thế nào?

Bệnh giãn tĩnh mạch là tình trạng bệnh ngày càng nhiều và hay ở tuổi trung niên và cao niên. Bệnh lý chủ yếu hay diễn ra ở chân, gây khó chịu và ngày càng nghiêm trọng hơn. Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì? Ảnh hưởng như thế nào?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì ?
Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì ?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?

Giãn tĩnh mạch chân là một trong những bệnh lý phổ biến hiện nay. Vậy giãn tĩnh mạch chân là gì? Bệnh giãn tĩnh mạch là hậu quả của sự hư hại những van trong lòng tĩnh mạch. Nó khiến cho máu chảy theo chiều trái ngược với bình thường. Bệnh ngày càng tăng cao và ngày càng được nhiều người chú ý hơn.

Thay vì việc bơm từ bàn chân lên tim, máu sẽ đi theo chiều ngược lại làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch. Đồng thời còn có tình trạng kéo giãn thành tĩnh mạch. Hơn nữa, khi những tĩnh mạch giãn, sẽ kéo ván và khiến cho trạng thái hở các van nặng thêm. Hậu quả là khiến tăng áp lực trong tĩnh mạch, gây ra tình trạng viêm tĩnh mạch.

Những triệu chứng giãn tĩnh mạch bao gồm:

  • Đau nhức, nặng và mỏi chân.
  • Cảm giác vô cùng nóng, ngứa, co cứng hay chuột rút về đêm.
  • Tê rần, cảm giác châm chích, cảm giác như kiến bò vùng cẳng chân.
  • Phù chân hay xuất hiện vào buổi chiều và tối.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì
Triệu chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch

Biến chứng chính của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Bệnh suy giãn tĩnh mạch nếu như không điều trị kịp thời thì dễ có biến chứng. Tới các biến chứng phức tạp như gây thâm da, loét chân, hình thành huyết khối trong tĩnh mạch gây tử vong.

  • Chuột rút về đêm, sưng to hơn và hơi đau buốt cẳng chân.
  • Nặng hơn bệnh nhân có khả năng bị viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ.
  • Giai đoạn cuối cùng có thể diễn tiến tới tình trạng giãn to tất cả hệ tĩnh mạch, tính mạch lớn. Bị ứ trệ tuần hoàn của da chân phía dưới làm cho da chân đổi màu chàm.
  • Hình thành cục huyết khối ở tĩnh mạch, cục huyết khối có thể di chuyển tới phổi. Từ đó, gây thuyên tắc mạch phổi, gây tử vong rất cao.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?
Biến chứng chính của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Những biện pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch an toàn

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi được không? Hiện nay cách chữa giãn tĩnh mạch dứt điểm, hiệu quả cao được áp dụng theo những biện pháp sau:

Tiêm chích xơ tĩnh mạch

Chích xơ tĩnh mạch là biện pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch ít xâm lấn. Để tiến hành chích xơ này, bác sĩ thực hiện tiêm một chất xơ hóa vào lòng của tĩnh mạch bị bệnh. Chất gây xơ sẽ khiến cho lớp trong tĩnh mạch bị viêm sau đấy dính lấy nhau. Và dòng máu chảy ngược trong tĩnh mạch khi đấy sẽ bị loại bỏ.

Không chỉ vận dụng cho tình huống giãn tĩnh mạch chân, cách này còn thích hợp cho tay. Cách này giúp loại bỏ những đường gân xanh ngoằn ngoèo, cải thiện thẩm mỹ.

Hiểm họa từ bệnh suy giãn tĩnh mạch

Dùng Laser

Nguyên lý là bác sĩ luồn một đầu dây có thể bắn ra tia Laser vào tĩnh mạch bất thường. Bởi nhiệt lượng mà Laser tỏa ra giúp loại bỏ những tĩnh mạch này khỏi dòng tuần hoàn. Đó là cách ít xâm lấn hơn phẫu thuật truyền thống, hiệu quả điều trị cao.

Keo sinh học Venaseal

Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu bằng keo sinh học Venaseal được đánh giá cao. Đó là cách có tính an toàn và hiệu quả nhất. Sự điều trị bằng keo sinh học có hiệu quả cao. Ưu điểm của keo sinh học là biện pháp ít đau, chảy máu ít. Và sau can thiệp không cần đeo tất áp lực.

Nó chỉ tác động cục bộ tới vùng tĩnh mạch bị suy giãn, các mô cơ và dây thần kinh. Dây thần kinh xung quanh không bị tổn hại, hạn chế biến chứng sau can thiệp.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?
Những biện pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch an toàn

Địa chỉ chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch an toàn

Chuyên khoa tĩnh mạch An Viên cơ sở y tế đáng tìm đến để chữa bệnh này. Địa điểm đã có tiếng nhiều năm qua và được nhiều bệnh nhân biết đến. Nơi có đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm và có máy móc tiên tiến hiện đại hàng đầu. Hơn nữa, giá thành của An Viên phải chăng với mọi người.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?
Nơi khám giãn tĩnh mạch uy tín

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì? Một căn bệnh ngày càng tăng nhiều và cần phải có cách điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này.