Bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân có nguy hiểm không?

Tình trạng bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân là hiện tượng phổ biến thường hay gặp phải ở những người mang bầu. Tuy nhiên đây có phải là dấu hiệu cảnh báo điều gì nguy hiểm không và cách điều trị thế nào? Bài viết sau đây An Viên sẽ giải đáp tường tận về vấn đề này.

Vì sao bị suy giãn tĩnh mạch khi mang thai?

Bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân là tình trạng xuất hiện các tĩnh mạch nổi gồ ghề, ngoằn ngoèo, phì đại dưới da, vị trí thường thấy là bắp chân, đùi, mắt cá chân…

bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân
Vì sao bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân

Ngoài biểu hiện điển hình là các đường tĩnh mạch nổi gồ dưới da thì bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân còn gây ra các triệu chứng như đau nhức, phù, nặng nề ở chân, tê bì… Làm khó chịu cho mẹ bầu khi sinh hoạt, đi lại, thậm trí các triệu chứng này còn khiến bà bầu bị mất ngủ.

Bà bầu bị tím chân có thể đến từ các nguyên nhân sau gây ra:

  • Lưu lượng máu tăng mạnh: Mang thai làm tăng lưu lượng máu tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi. Điều này đã tạo áp lực lên chính các tĩnh mạch ở chân.
  • Thai nhi phát triển: Khi thai nhi càng phát triển thì kích thước sẽ trực tiếp chèn ép lên các tĩnh mạch. Mức độ chèn ép sẽ nặng lên theo sự phát triển của thai nhi. Điều này làm giảm lưu thông máu và gây bà bầu bị nổi gân xanh ở chân.
  • Thay đổi nội tiết tố: Trong quá trình mang thai, hormone sinh dục nữ progesterone đột ngột tăng lên đã khiến tĩnh mạch bị giãn và nổi lên.
  • Di truyền: Di truyền hoặc mẹ đã bị giãn tĩnh mạch ở những lần trước đó đều sẽ tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này và bệnh cũng có xu hướng bị nặng hơn. 
  • Các nguyên nhân khác tác động như: Mẹ mang đa thai, mẹ bị thừa cân, béo phì, hoặc mẹ làm công việc đứng lâu, ngồi lâu cũng sẽ tạo áp lực đối với tĩnh mạch ở chân và gây ra bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân.
bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân
Nguyên nhân gây ra bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân

Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai nguy hiểm không?

Bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân có nguy hiểm tới thai phụ và con không? Trả lời về vấn đề này các bác sĩ phụ sản khoa đã giải tích rằng:

Bà bầu nổi gân xanh ở bụng, chân thực tế chỉ gây ra những bất tiện cho như đau chân, nặng nề chân, tê bì, chuột rút, ngứa và mất thẩm mỹ… Tuy nhiên triệu chứng này sẽ kết thúc “đương nhiệm” sau nửa năm mẹ sinh con.

Nhưng cũng không phải vì thế mà mẹ bầu chủ quan vì vẫn có một số ít trường hợp trong đó suy giãn tĩnh mạch đã bị tiến triển thành huyết khối tĩnh mạch sâu. Một khi huyết khối lớn và có quá nhiều cục máu đông trong lòng tĩnh mạch chúng sẽ dễ gây ra vỡ tĩnh mạch, thuyên tắc động mạch phổi, tiền sản giật…  

Do vậy nếu như bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân có nguy cơ tiến triển thành huyết khối thì mẹ nên chủ động nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa để được khám và điều trị. Bởi vì huyết khối có thể gây ra nhiều biến chứng.

bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân
Bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân có nguy hiểm không?

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy mẹ có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch đó là:

  • Sốt lạnh, nóng, khó thở kèm theo cảm giác ớn lạnh
  • Sưng, phù chân một cách bất thường
  • Bị loét da, xuất hiện nhiều vết viêm
  • Màu sắc da thay đổi trở thành nâu sẫm.

Tóm lại bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân là một tình trạng phổ biến nên mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên mẹ cần quan sát và nếu thấy biểu hiện bất thường mẹ cần đi thăm khám ngay. Dù rất ít trường hợp bị những huyết khối tĩnh mạch sâu khi mang thai nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể là một nguy cơ trong số ít đó.

Một số mẹo chữa suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai

Khi bị bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân, bạn cần cần lưu ý rằng, suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai là hiện tượng phổ biến, lành tính. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bất thường không may gặp phải biến chứng huyết khối tĩnh mạch.

bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân
Một số mẹo chữa suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai

Việc điều trị suy giãn tĩnh mạch ở mẹ bầu bị hạn chết rất nhiều do đa phần các thuốc và các biện pháp ngoại khoa đều được khuyến cáo không sử dụng cho phụ nữ mang thai. Chính vì thế, việc áp dụng các mẹo để ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của bệnh là cách làm thiết thực, đơn giản nhưng không kém phần quan trọng mà mẹ cần áp dụng đó là:

Mẹ bầu cần đi bộ và duy trì vận động nhẹ nhàng

Khi mang bầu nhiều mẹ thường có quan niệm chỉ nằm hoặc ngồi im một chỗ để không ảnh hưởng tới con. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lệch. Các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên đi bộ nhẹ nhàng 20 phút trong ngày và duy trì vận động nhẹ hàng để máu được lưu thông. Nhờ vậy hạn chế được tình trạng béo phì, thừa cân và đặc biệt là tránh xa cũng như hạn chế nguy cơ bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân.

Có thể bạn quan tâm>>> Cách trị chuột rút khi mang thai 3 tháng cuối

bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân
Bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân nên thể dục để giảm triệu chứng

Nâng cao chân

Mẹ bầu cần luôn nâng cao chân đặc biệt là khi nằm nghỉ ngơi và khi làm việc để máu về tim tốt hơn. Nâng cao chân chính là hành động để ngăn chặn quá trình hình thành cục máu đông. Từ đó giúp cho bàn chân giảm sưng phù, giảm tê bì, giảm chuột rút… và tránh bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân.

Mẹ bầu có thể đeo vớ y khoa

Dùng vớ y khoa là cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà cho mẹ bầu. Lực siết được thiết kế đặc biệt trong vớ y khoa sẽ trực tiếp tạo áp lực để thúc đẩy máu lưu thông trong tĩnh mạch được ổn định. Tuy nhiên mẹ cần tham khảo bởi chuyên gia để chọn vớ phù hợp với đôi chân. Không nên chọn vớ quá chật vì nó sẽ khiến mẹ khó chịu.

bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân
Bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân nên đeo vớ y khoa

Mẹ bầu cần kiểm soát cân nặng

Để tránh bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân mẹ bầu cần kiểm soát cân nặng nghiêm ngặt trong suốt thai kỳ. Có rất nhiều quan niệm sai lầm mẹ bầu nên ăn càng nhiều càng tốt thì thai nhi mới phát triển được.

Tuy nhiên thực tế nếu mẹ bầu để cân nặng vượt quá quy chuẩn quá nhiều thì sẽ khiến cho mẹ đối diện với nguy cơ xấu như: Tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ và đặc biệt là nguy cơ bị giãn tĩnh mạch thai kỳ. Do vậy mẹ chỉ nên tăng 10-12 cân trong cả thai kỳ để tránh nguy cơ đối diện với nhiều bệnh lý.

Tóm lại việc chữa bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân chủ yếu là kết hợp các biện pháp nội khoa như: Đeo vớ y khoa, thay đổi lối sống, chế độ ăn uống… Sau khi sinh bé khoảng nửa năm các triệu chứng sẽ thuyên giảm một phần và dần biến mất. Nếu như chúng không kết thúc mà nặng hơn thì mẹ cần thăm khám và nhờ tới các biện pháp can thiệp ngoại khoa.

Xem thêm>>> 5 dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch chân 

Cách phòng ngừa bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân

Để phòng ngừa bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân, mẹ bầu có thể tham khảo theo các cách sau:

bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân
Cách phòng ngừa bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân
  • Trước khi đi ngủ, hãy ngâm chân trong nước ấm khoảng 45 độ kèm theo một số động tác massage từ chân lên bắp chân khoảng 15 phút hỗ trợ dòng chảy của máu.
  • Khi đi ngủ mẹ bầu nên kê chân lên gối.
  • Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng co duỗi chân, rung lắc chân nếu công việc của mẹ ngồi nhiều.
  • Hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu, tránh xa tư thế vắt chéo chân. 
  • Bổ sung thực phẩm như rau cải, thịt bò, cải bó xôi, cam quýt, ngũ cốc…, để hỗ trợ sức khỏe tĩnh mạch luôn linh hoạt.
  • Uống đủ nước để giúp máu vận chuyển oxy và dinh dưỡng được tốt hơn.
  • Không ăn mặn, tránh xa các chất kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chứa các chất bảo quản.
  • Mẹ có thể nằm nghiêng về bên trái để cải thiện lưu thông máu ngoài tư thế nâng cao chân.

Hỏi thêm: Bị giãn tĩnh mạch khi mang thai có sinh thường được không?

Bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân hầu như chỉ gây ra những bất tiện trong thời gian mang thai khi chúng đem đến sự sưng phù, đau nhức, ngứa da, tê rần, làm mất thẩm mỹ. Rất hiếm trường hợp gặp phải các biến chứng nguy hại cho giãn tĩnh mạch gây nên trong khi mang bầu. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc không có nên mẹ bầu vẫn cần cảnh giác.

bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân
Bị giãn tĩnh mạch khi mang thai có sinh thường được không?

Trở lại với câu hỏi bị giãn tĩnh mạch khi mang thai có sinh thường được không? Bs, Nguyễn Ngọc Thành – Tĩnh Mạch An Viên cho biết:

Giãn tĩnh mạch có thể gây ra triệu chứng khó chịu nhưng chúng thường vô hại đối với mẹ bầu và thai nhi. Việc suy giãn tĩnh mạch không phải là nguyên nhân khiến thai phụ sinh thường hay sinh mổ. 

Mà điều này phụ thuộc rất nhiều vào sức khoẻ, điều kiện, mong muốn và tình trạng thực tế của mẹ bầu mà các bác sĩ đưa ra quyết định. Tóm lại việc giãn tĩnh mạch tử cung không ảnh hưởng gì đến khả năng sinh thường của mẹ.

Hỏi thêm: Giãn tĩnh mạch vùng kín khi mang thai có nguy hiểm không?

Giãn tĩnh mạch vùng kín khi mang thai cũng triệu chứng thường gặp. Đây là hiện tượng mà các tĩnh mạch ở môi lớn hoặc môi bé của vùng kín bị giãn phồng ra. Giãn tĩnh mạch vùng kín thường xảy ở phụ nữ có thai lần thứ 2 trở đi. Bởi lẽ lúc này là do kích thước tử cung bị tăng lên gây nên hiện tượng này.

bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân
Bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân sinh thường được không?

Hiện tượng này cũng dẫn mất sau khi mẹ sinh vài tháng. Ngoài ra để khắc phục tình trạng này mẹ cũng có thể tạo các bài tập yoga cho vùng hông, vùng kín để tăng lưu thông máu ở vùng này. Tuy nhiên nếu bạn không mang thai mà bị giãn tĩnh mạch vùng kín thì bạn nên đi đi khám. 

Nếu còn băn khoăn hay thắc mắc nào cần giải đáp về tình trạng bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân. Bạn có thể liên hệ với An Viên trực tiếp qua hotline hoặc đặt lịch thăm khám miễn phí bởi các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành.

CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN

 
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN