Mách bạn 6 bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân dễ thực hiện

Bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân không chỉ giúp tăng cường sức khỏe cho tĩnh mạch mà còn hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau nhức, tê bì, chuột rút… Vậy có những bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân nào hiệu quả, Hãy cùng ts, bs Nguyễn Ngọc Thành – Tĩnh Mạch An Viên tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Vai trò của việc tập thể dục với người suy giãn tĩnh mạch

Người mắc suy giãn tĩnh mạch có thể cải thiện đáng kể tình trạng hiện tại cũng như triệu chứng của bệnh thông qua áp dụng lối sống lành mạnh bằng chế độ ăn uống, sử dụng các bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân.

bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân
Vai trò của việc tập thể dục với người suy giãn tĩnh mạch

Tuy nhiên, các chuyên gia tim mạch vẫn cho rằng việc tập thể dục thể thao vẫn là một trong những biện pháp vàng. Khi chúng đem lại khả năng kiểm soát và ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch hiệu quả nhất thông qua các tác dụng sau:

  • Cải thiện lưu thông máu: Các động tác tập luyện đem lại từ bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân như đứng dậy và di chuyển toàn bộ cơ thể sẽ giúp kích thích việc chảy máu từ chân lên tim, giảm thiểu tối đa nguy cơ tắc nghẽn tĩnh mạch.
  • Giảm sự xuất hiện của các cục máu đông: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc tập thể dục có thể giảm sự xuất hiện các cục máu đông tới 10%.
  • Giảm nguy cơ biến chứng: Sử dụng các bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân sẽ làm giảm nguy cơ biến chứng tới 23% với nam và 30% đối với nữ giới. Ngoài ra, những người thường xuyên vận động có nguy cơ tránh bị thuyên tắc động mạch phổi tới 20% so với người không tập luyện. 
  • Giảm triệu chứng: Theo Viện Tim Mạch TP HCM cho biết các bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân liên tục mỗi ngày sẽ làm các triệu chứng và tần suất xuất hiện của đau nhức, tê bì, giảm đi tới một nửa.
  • Giảm áp lực lên tĩnh mạch: Các bài tập yoga chữa giãn tĩnh mạch chân còn có tác dụng giảm cân, ngăn ngừa béo phì hiệu quả. Điều này sẽ giúp “hạ nhiệt” rất nhiều cho áp lực mà tĩnh mạch phải gánh.
  • Tăng cường sức khỏe tĩnh mạch: Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia đưa ra các bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân để khuyến cáo người bệnh áp dụng. Việc sử dụng bài tập sẽ giúp tăng cường sức khỏe ngăn ngừa sự lão hoá và độ dẻo dai cho tĩnh mạch. 
bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân
Vai trò của việc tập thể dục với người suy giãn tĩnh mạch

Tuy nhiên, điều quan trọng khi sử dụng bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân là bạn cần lưu ý và thận trọng để chọn lọc những bài tập phù hợp với tình trạng sức khoẻ và bệnh lý hiện tại của mình. Việc luyện tập quá sức sẽ có nguy cơ khiến tình trạng giãn tĩnh mạch trở lên nghiêm trọng hơn và tiềm ẩn nguy cơ xấu phát sinh trong khi luyện tập.

Do đó, tốt nhất bạn cần đi thăm khám để được chuyên gia chẩn đoán và đưa ra những tư vấn phù hợp, hiệu quả.

Xem thêm>>> 8 cách tự nhiên chữa giãn tĩnh mạch

Chuyên gia chia sẻ 6 bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân cực hiệu quả

Việc sử dụng các bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân có thể đem lại những ảnh hưởng tích cực đến nhiều vấn đề sức khỏe cho tĩnh mạch. Dưới đây là 6 dài tập được các chuyên gia khuyến cáo người bị giãn tĩnh mạch nên thường xuyên áp dụng luyện tập.

Đi bộ – Bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân giảm 30% mắc bệnh

Một trong những bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân được nhiều người áp dụng nhiều nhất đó chính là việc đi bộ. Quá trình ứ đọng máu và hình thành các cục máu đông dược đẩy lùi đáng kể sau khi duy trì thói quen đi bộ dài ngày.

bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân
Đi bộ – Bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân giảm 30% mắc bệnh

Theo kết quả từ một số nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết. Việc đi bộ có thể chặn đứng các triệu chứng đau nhức, tê bì cùng nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân tới 20%. Đồng thời, rủi ro nguy cơ thuyên tắc động mạch phổi, viêm loét hoặc đột quỵ cũng sẽ giảm bớt 30% khi có thói quen đi bộ mỗi tuần..

Do vậy để phòng ngừa giãn tĩnh mạch hình thành và ngăn ngừa bệnh phát triển thì đi bộ chính là giải pháp hữu hiệu mà bạn nên áp dụng. Đây cũng chính là câu trả lời cho vấn đề suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không mà nhiều người đang thắc mắc.

Đạp xe – Bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân giúp tăng sức bền tĩnh mạch hiệu quả

Tương tự với việc đi bộ thì việc đạp xe cũng là bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân hữu ích được các chuyên gia tim mạch khuyến khích sử dụng. Những lợi ích mà việc đạp xe có thể đem đến rất nhiều, chẳng hạn như:

  • Gia tăng sức bền, dẻo dai, đàn hồi cho tĩnh mạch
  • Nâng cao chất lượng cho sự lưu thông tuần hoàn máu
  • Ngăn ngừa lão hoá của tĩnh mạch
  • Cải thiện chức năng van tĩnh mạch
bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân
Đạp xe – Bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân giúp tăng sức bền tĩnh mạch hiệu quả

Bệnh cạnh việc đạp xe tốt cho tĩnh mạch thì đạp xe cũng đem lại rất nhiều giá trị lợi ích cho các cơ quan khác của cơ thể như phải, tiêm, xương khớp… Hãy chuẩn bị sẵn cho mình một chiếc xe đạp chuyên dụng trong nhà để sử dụng cả vào những ngày thời tiết xấu. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi giãn tĩnh mạch chân có nên đạp xe mà nhiều người quan tâm. 

Yoga – Chìa khóa giúp tĩnh mạch luôn được “trẻ khoẻ”

Yoga là bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch và kích hoạt khí huyết lưu thông khắp cơ thể. Không chỉ dừng lại ở đó các động tác yoga còn khiến tinh thần, tâm trí luôn thoải mái, điều hòa hơi thở, giúp tĩnh mạch dẻo dai và giảm hẳn nguy cơ mắc bệnh.

Theo Ts, bs Nguyễn Ngọc Thành – Tĩnh mạch An Viên chia sẻ 5 bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân tốt và hiệu quả nhất như sau:

  • Tư thế yoga em bé
  • Tư thế yoga bánh xe
  • Tư thế yoga chó úp mặt
  • Tư thế yoga ngồi vặn lưng ra sau
  • Tư thế yoga cúi sát người ra phía trước

Bơi lội – Bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân giúp khí huyết lưu thông

Tăng cường sức khỏe cho tĩnh mạch thông qua việc thúc đẩy khí huyết lưu thông, cải thiện chức năng van là một trong những lợi ích đầu tiên đến từ việc bơi lội đem đến cho người giãn tĩnh mạch. Các chuyên gia cho rằng khi cơ thể ở dưới nước sẽ giảm thiểu rất nhiều trọng lực của cơ thể lên đôi chân so với lúc đứng.

bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân
Bơi lội – Bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân giúp khí huyết lưu thông

Bên cạnh đó việc bơi lội cũng chủ yếu tập chung tác động lực lên đôi chân khiến cho việc trao đổi máu được diễn ra hiệu quả.  Mỗi ngày dành ra 30 phút để bơi lội là thời gian khoa học và rất hợp lý để cải thiện sức khỏe cho tĩnh mạch cũng như đẩy lùi được nguy cơ mắc bệnh.

Nâng cao chân – Bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân dễ thực hiện

Nâng cao chân là bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân phù hợp cho những người từ 60 tuổi trở lên hoặc những người làm công việc ít di chuyển. Điểm cộng của bài tập này thực hiện đơn giản, không khó, an toàn nên có thể tập ở mọi nơi mọi lúc và ai cũng có thể tham gia được.

Nâng cao chân có tác dụng lưu thông máu về tim tốt hơn đẻ loại bỏ nguy cơ ứ đọng máu và nguy cơ bệnh tiến triển. Do vậy hãy luyện tập phương pháp này thường xuyên nhé.

Thiền để có được tĩnh mạch khoẻ và bền hơn

Thiền tưởng chừng như bộ môn “vô ích” với người giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên bộ môn tưởng chừng như đơn giản này lại mang đến rất nhiều lợi ích cho tĩnh mạch. Bài tập này vừa giúp giảm căng thẳng stress mà còn giúp cơ thể được dẻo dai hơn từ sâu bên trong, bao gồm trong đó có cả tĩnh mạch. 

bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân
Bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân giúp khí huyết lưu thông

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo, mọi người nên tập thiền ít nhất 30 phút mỗi ngày để cải thiện sức khỏe tĩnh mạch. Tuy nhiên cần lưu ý với người giãn tĩnh mạch chỉ nên thiền khoảng 30 phút đổ lại để tránh nguy cơ ngồi lâu khiến máu lưu lại. 

Có thể bạn quan tâm>>> Gừng chữa giãn tĩnh mạch

Cần lưu ý gì khi sử dụng bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân?

Khi thực hiện các bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân bạn nên lưu ý tuân theo một số quy tắc mà các chuyên gia đã khuyến cáo dưới đây. Vì chúng không chỉ là “chìa khóa” giúp đạt được hiệu quả tốt nhất mà còn giúp bạn tránh được những hậu quả không đáng có.

Hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về chế độ luyện tập

Trước khi bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân, bạn cần đi thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về các vấn đề liên quan đến chế độ, thời gian và tần suất luyện tập. Bao gồm:

bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân
Cần thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về chế độ luyện tập
  • Thời gian tập mỗi ngày là bao nhiêu
  • Tần suất tập mạnh – nhẹ thế nào
  • Những bài tập mà bạn có thể áp dụng và những bài bạn nên tránh

Bắt buộc tốc độ tập ban đầu cần chậm rãi

Các chuyên gia Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên rằng: Không chỉ người giãn tĩnh mạch mà bất cứ ai khi luyện tập thể dục thể thao đều nên bắt đầu tập với cường độ nhẹ nhàng, vừa phải. Sau bài khởi động bắt buộc cần có mới nâng dần mức độ và tốc độ tập lên.

Điều này không chỉ giúp cho cơ và tĩnh mạch làm quen dần với việc luyện tập mà còn tránh việc xảy ra đột quỵ.

Theo thời gian nâng cần cường độ tập lên

Khi mới tập bạn nên sử dụng những bài tập nhẹ nhàng sau đó khoảng 2 tuần bạn có thể tăng dần mức độ khó và nặng các bài tập lên. Tuy nhiên cần nhớ người bị giãn tĩnh mạch không được sử dụng các bài tập gây sức nặng với chân như nâng tạ, squat…

Cần duy trì thói quen tập các bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân

Khi cơ thể bạn đã dần thích ứng với các bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân, bạn hãy cố gắng duy trì thật tốt và đều đặn các thói quen. Bởi việc đang tập và nghỉ đột đột sẽ làm cho cơ thể nhanh chóng  “lười” và lãng quên việc tập thể dục.  

bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân
Nâng thời gian bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân

Tuân theo các nguyên tắc khi tập thể dục Khi tập thể thể dục chính là bạn đang thực hiện các cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà. Do vậy việc luyện tập cần tuân thủ thật khoa học, hiểu biết để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả:

  • Không tập các bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân sau ăn ít nhất là 1 giờ
  • Luôn khởi động bằng các bài tập nhẹ nhàng trước khi đi vào tập chính thức để đánh thức các cơ quan cơ thể chuẩn bị vào việc tập, tánh tình trạng “ngợp”
  • Trước khi kết thúc bạn cũng cần làm chậm lại tốc độ chậm rồi nghỉ chứ không nghỉ luôn
  • Cần liên tục nước đầy đủ cho cơ thể khi luyện tập
  • Khi cơ thể mệt quá hoặc đau nhức hay có bất kể triệu chứng bất thường nào sau khi bạn đã tập được trên 3 tuần, thì bạn cần nghỉ ngơi và xem xét nguyên nhân thay vì việc cố sức luyện tập tiếp.
  • Đặc biệt cần ghi nhớ người giãn tĩnh mạch không được tập các bài tập có cường độ tập hoặc bộ môn tập mạnh.

Trên dây là chia sẻ về công dụng và một số bài tập thể dục giãn tĩnh mạch chân. Liên hệ với An Viên để được tư vấn về bệnh lý và đặt lịch thăm khám trực tiếp.

CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN

 
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN