Bà bầu bị chuột rút nên ăn gì là nỗi băn khoăn mà hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải khi bị chuột rút. Hãy theo dõi chia sẻ của các bác sĩ tại An Viên giải đáp về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.
Contents
Giải đáp về hiện tượng chuột rút khi mang thai
Trước khi tìm đáp án cho câu hỏi bà bầu bị chuột rút nên ăn gì? Thì điều đầu tiên bạn cần làm là hiểu về hiện tượng chuột rút xảy ra ở bà bầu.

Chuột rút ở bà bầu là sự co thắt đột ngột của các cơ (hay còn gọi là chuột rút). Lúc này tại vùng bị chuột rút sẽ cảm thấy bị cứng nhắc và rất đau. Thậm chí mẹ bầu còn có thể cảm nhận thấy các khối mô cứng lồi lên dưới da tại vùng bị chuột rút.
Hiện tượng chuột rút thường sẽ xuất hiện ở các vị trí như cơ đùi, bắp chân, cơ vùng bụng tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là ở bắp chân. Chúng thường xảy ra khá phổ biến với mẹ bầu bị chuột rút 3 tháng đầu và bị chuột rút khi mang thai 3 tháng cuối
Các cơn chuột rút xuất hiện vào cả ngày và đêm tuy nhiên chúng thường ghé tới vào buổi đêm nhiều hơn. Gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ và giấc ngủ của mẹ bầu.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng chuột rút ở mẹ bầu
Chuột rút là một triệu chứng thường gặp ở bà bầu trong thai kỳ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, điển hình là những nguyên nhân sau:

Do thiếu hụt dinh dưỡng
Trong thời kỳ mang thai, mẹ luôn có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn bình thường để hỗ trợ sự phát triển của em bé trong bụng. Điển hình là các chất dinh dưỡng như canxi, magiê, kali… Nếu cơ thể mẹ không đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng, sẽ có nguy cơ rất cao phải đối diện với các cơn chuột rút.
Do sự thay đổi nội tiết tố
Trong thời kỳ mang thai chắc chắn mẹ bầu phải đối diện với tình trạng thay đổi nội tiết tố. Cụ thể là hormone progesterone tăng cao ảnh hưởng lớn đến sự co thắt và độ đàn hồi của cơ bắp.

Thông thường hormone progesterone sẽ tăng cao nhất trong ba tháng cuối nên khiến cho mẹ bầu thường chuột rút nhiều trong giai đoạn này.
Do thói quen ngại vận động
Phần lớn mẹ bầu đều có thói quen ngại vận động khi mang bầu thậm chí nhiều mẹ bầu còn cho rằng đây là việc cần làm. Tuy nhiên chính điều này làm máu lưu thông kém, ứ đọng lại một chỗ dẫn đến tình trạng chuột rút xuất hiện.
Mệt mỏi và căng thẳng
Trong quá trình mang thai mẹ bầu rất dễ phải đối diện với tình trạng mệt mỏi, căng thẳng. Tuy nhiên nêu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng chuột rút.

Bởi căng thẳng có có thể khiến cho hoóc môn bị mất cân bằng, làm nhịp tim tăng nhanh và huyết áp tăng cao khiến cơ bắp dễ bị co thắt và gây chuột rút.
Do cơ thể mất nước
Mẹ bầu có thể nhận biết cơ thể đang thiếu nước qua màu nước tiểu có vàng đậm, Mát nước cũng là nguyên nhân làm xuất hiện các cơn chuột rút. Vì vậy mẹ bầu nên bổ sung ít nhất 2l nước mỗi ngày cho cơ thể.

Do cơ thể tăng cân đột ngột
Sự phát triển của thai nhi làm cho mẹ phải đối diện với tình trạng tăng cân đột ngột. Điều này cũng gây gia tăng áp lực đến hệ thống dây thần kinh và mạch máu từ bụng, lưng xuống chân gây nên hiện tượng chuột rút ở mẹ bầu.
Xem thêm>>> Bà bầu bị chuột rút bắp chân khi ngủ
Bà bầu bị chuột rút nên ăn gì?
Vậy bà bầu bị chuột rút nên ăn gì? Trả lời về câu hỏi này, Ts, Bs Nguyễn Ngọc Thành- Tĩnh Mạch An Viên cho biết
Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bắt buộc cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và không thể thiếu canxi, magie, kali. Bởi nếu thiếu đi 1 trong 3 thành phần này mẹ có nguy cơ đối diện với chuột rút rất cao.

Vì vậy việc bổ sung các thực phẩm có chứa canxi, magie, kali là điều vô cùng quan trọng để duy trì sức khỏe của mẹ bầu và phòng ngừa các cơn chuột rút xuất hiện.
Do nhu cầu canxi tăng nhiều trong thời gian mang thai, khoảng 1500mg/ngày. Nên mẹ cần tích cực bổ sung các thực phẩm có canxi để cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết, nhằm tránh phải đối diện với sự xuất hiện đột ngột của các cơn chuột rút xảy ra do thiếu canxi.
- Thực phẩm giàu canxi mà mẹ bầu có thể bổ sung là sữa chua, phô mai và sữa đặc có đường, cải bó xôi, cải ngọt, rau chân vịt, hạt chia, hạt óc chó, hạt hướng dương…
- Thực phẩm giàu magie mà mẹ bầu có thể bổ sung là hạt bí đỏ, hạt chia, họ nhà đậu, hành tây, khoai tây, khoai lang…
- Thực phẩm giàu kali mà mẹ có thể bổ sung là chuối, cam sành, quýt, dưa hấu, cà rốt, đậu hà lan, cải xoăn, cải chíp…

Bên cạnh đó, bà bầu cũng nên tránh các thực phẩm có chứa caffeine ở trong thức ăn nhanh, hạn chế hấp thụ thực phẩm chứa nhiều đường và đồ uống có cồn. Nếu triệu chứng chuột rút kéo dài mẹ bầu cũng nên đến gặp bác sĩ thăm khám để lấy lời khuyên.
Xem thêm>>> Bà bầu bị chuột rút phải làm sao
Cách phòng ngừa hiện tượng chuột rút ở mẹ bầu
Ngoài việc quan tâm đến bà bầu bị chuột rút nên ăn gì để phòng ngừa sự xuất hiện của các cơn chuột rút thì mẹ bầu cũng nên áp dụng các lưu ý dưới đây để ngăn chặn các cơn chuột rút hình thành:
- Tập thể dục đều đặn và duy trì một lối sống lành mạnh bằng các bộ môn như yoga, đi bộ, sử dụng các bài tập tại chỗ… để vừa tránh chuột rút vừa hạn chế nguy cơ bà bầu đứng lâu bị phù chân
- Luôn đảm bảo đôi chân được giữ ấm nhất là khi trời tiết lạnh
- Luôn đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ nước và các dưỡng chất

- Thường xuyên massage chân và thư giãn cơ bắp để làm tăng quá trình lưu thông máu.
- Khi ngủ bạn gác chân lên gối và nằm nghiêng bên trái để máu lưu thông dễ dàng
- Tránh việc giữ quá lâu ở một tư thế vì việc này sẽ giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể trở lên lề mề. Thay vào đó hãy chăm chỉ vận động để máu và các chất dinh dưỡng được trao đổi tốt hơn
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và giữ cho tinh thần thoải mái, không bị căng thẳng.
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề bà bầu bị chuột rút nên ăn gì? Hy vọng với những thông tin mà An Viên chia sẻ sẽ đem lại cho mẹ bầu những kiến thức hữu ích để áp dụng và có một thai kỳ thật khỏe mạnh.