Phát hiện những triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch giai đoạn sớm là yếu tố rất quan trọng để giúp tăng khả năng điều trị hiệu quả và giảm thiểu tối đa biến chứng để lại về sau. Dưới đây là những triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn khởi điểm. Bạn hãy nắm rõ để chủ động thăm khám khám kịp thời.
Contents
Khái niệm và 6 triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch giai đoạn sớm
Khái niệm về suy giãn tĩnh mạch
Giãn tĩnh mạch là tình trạng giãn có sự xuất hiện bất thường của tĩnh mạch ảnh hưởng từ dòng chảy lưu thông ngược của máu. Máu thay vì đi lên tim lại chảy ngược lại tĩnh mạch chi dưới, gây áp lực lên tĩnh mạch.

Tình trạng này nếu không được kiểm soát sẽ làm cho cấu trúc tĩnh mạch bị biến dạng, phì đại, sưng phồng lên kèm theo là hàng loạt triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch khiến người bệnh khó chịu.
Giãn tĩnh mạch thường có tỉ lệ biến chứng cao và bệnh cũng đang phổ biến với xu hướng trẻ hóa dần từng ngày – Báo cáo thống kê của WHO cho biết.
6 triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch trong giai đoạn sớm
Những triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch để nhận biết bệnh ở giai đoạn sớm thường không rõ ràng. Phần lớn bệnh nhân phát hiện ra bệnh và đi thăm khám khi tình trạng tĩnh mạch đã suy yếu ở cấp độ nặng.
Các chuyên gia cho rằng bạn nên chú ý tới các biểu hiện của cơ thể khi có triệu chứng như: chuột rút, tê bì, đau chân…. Vì chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch giai đoạn sớm.
Xem thêm>>> Hình ảnh giãn tĩnh mạch
Dưới đây là 6 triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch điển hình giúp bạn nhận biết suy giãn tĩnh mạch giai đoạn sớm, đó là:

- Vùng đùi, chân, bắp chân bị sưng: Sưng khu vực chi dưới là một trong những dấu hiệu phổ biến của giãn tĩnh mạch. Nếu triệu chứng này kéo dài khả năng rất cao là bạn đã bị bệnh.
- Đau chân: Cảm giác đau và khó chịu ở chân nhất là khi đứng hoặc ngồi lâu là 1 trong các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch rất phổ biến.
- Ngứa da: Do chân bị thiêu oxy và máu bị ứ đọng nên theo giời gian sẽ sinh ra cảm giác ngứa râm ran da rất khó chịu.
- Da sậm hơn: Quan sát vùng da trở sang màu nâu sậm thì có thể bạn đã bị giãn tĩnh mạch tới 90% do máu không tuần hoàn tốt mà ứ lại 1 khu vực nên gây nên hiện tượng này.
- Nóng rát da: Các vùng da xung quanh tĩnh mạch bị suy giãn có thể trở lên nóng và nhạy cảm hơn khi chạm vào nhất là vùng da ở mắt cá chân.
- Tĩnh mạch sưng bất thường: Tĩnh mạch sưng bất thường là triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch điển hình. Nguyên nhân là do máu không lưu thông tốt, tĩnh mạch phải phồng lên để chứa máu nên xuất hiện tĩnh mạch lồi với kích thước lớn.
Các dấu hiệu của giai đoạn giãn tĩnh mạch nhẹ thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó bạn không nên chủ quan mà bỏ qua bất kỳ triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch dấu hiệu bất thường nào mà cần kiểm tra ngay để đảm bảo sức khỏe và có biện pháp can thiệp ngay từ đầu.
Tại sao cần phát hiện sớm bệnh giãn tĩnh mạch
Tại sao cần phát hiện triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch từ sớm. Như bạn đã biết thì tĩnh mạch có chức năng vận chuyển máu lưu thông trong cơ thể. Do vậy nếu quá trình này gặp trục trặng sẽ kéo theo hệ luỵ của nhiều bộ phận liên quan khác trong cơ thể.

Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh có tỷ lệ mắc phổ biến đứng thứ 3 tại Việt Nam. Mặc dù có tỷ lệ mắc cao những triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch lại khá khó nhận biết. Các chuyên gia cho rằng việc phát hiện suy giãn tĩnh mạch càng sớm càng tốt bởi những lý do quan trọng sau:
- Giảm thiểu nguy cơ biến chứng: Khi bệnh được phát hiện sớm và có cách điều trị, nguy cơ phát triển thành biến chứng sẽ được giảm đi đáng kể. Các biến chứng bao gồm loét da, hình thành cục máu đông, vỡ tĩnh mạch…
- Giảm hẳn triệu chứng:Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch có thể gây đau rát, khó chịu, sưng phù. Điều này có thể làm giảm chất lượng cuộc sống khi triệu chứng không được kiểm soát.
- Đưa ra cách ngăn chặn từ đầu: Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Người bệnh có thể can thiệp điều trị từ đầu ngăn chặn tuyệt đối sự khó chịu của bệnh phát triển.
- Giảm nguy cơ điều trị bằng ngoại khoa: Khi bệnh phát triển việc can thiệp ngoại khoa để trị là điều bắt buộc nhưng nếu phát hiện triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch sớm bạn có thể được chỉ định qua cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống: Chất lượng cuộc sống được cải thiện bằng cách giảm đi các triệu chứng khó chịu giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái trong sinh hoạt.
- Giảm chi phí: Phát hiện triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch để điều trị sớm sẽ giúp giảm hẳn chi phí điều trị.
Có thể bạn quan tâm>>> Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch
Chuyên gia chia sẻ cách phòng tránh sớm nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch
Việc nhận biết triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh từ sớm. Tuy nhiên ngoài việc nhận biết các triệu chứng bạn cần thực hiện một số lưu ý mà các chuyên gia chia sẻ để phòng tránh tối đa vấn đề mắc bệnh giãn tĩnh mạch, đó là:

- Chủ động đeo vớ y khoa: Khi công việc của bạn ít di chuyển thì đeo vớ y khoa là việc làm hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh.
- Tích cực vận động: Chạy bộ, tập yoga, bơi lội, đạp xe… Là những bộ môn giúp thúc đẩy máu lưu thông và ngừa máu ứ đọng hiệu quả. Từ đó đẩy lùi nguy cơ giãn tĩnh mạch.
- Không tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao: Nhiệt độ cao sẽ làm tĩnh mạch nở ra để đẩy máu về da làm mát cho cơ thể. Nếu quá trình này diễn ra liên tục sẽ làm tĩnh mạch bị phồng ra vĩnh viễn.
- Kiểm tra sức khỏe tĩnh mạch thường xuyên: Điều này có thể giúp người bệnh phát hiện sớm ra nguy cơ tiềm ẩn bị bệnh.
- Kiêng rượu bia, chất kích thích: Chất kích thích có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của tĩnh mạch bởi chúng có thể gây áp lực lớn và làm suy yếu thành tĩnh mạch.
- Không ăn đồ ăn mặn, nhiều dầu mỡ: Thực phẩm này nếu dùng lâu dài sẽ gây tổn thương tĩnh mạch và làm lão hóa chúng nhanh chóng.
Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch hiện nay
Nói về phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch, Ts Bs Thành – Tĩnh mạch An Viên cho biết:

Sau khi xác định nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân, triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân, bệnh nhân sẽ được chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Với trường hợp bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch nhẹ sẽ chỉ định can thiệp nội khoa như chế độ ăn uống, dinh dưỡng thể dục hợp lý, uống thuốc chống đông máu….
Phác đồ chuyên sâu hơn được áp dụng với bệnh nhân bị nặng như tiêm xơ, laser, keo sinh học. Việc có được hiệu quả sau khi điều trị thì kinh nghiệm và chuyên môn của bác sĩ là điều rất quan trọng vì 3 phương pháp nêu trên đều có kỹ thuật thực hiện khá khó cần độ chính xác, tỉ mỉ cao.
Tư vấn đầy đủ chế độ chăm sóc cho người suy giãn tĩnh mạch
Cách chăm sóc trong phòng ngừa và điều trị giãn tĩnh mạch khá đặc biệt. Tuy nhiên nếu thực hiện tốt được điều này nguy cơ bị giãn tĩnh mạch gần như là 0. Bệnh nhân cần duy trì điều này kể cả ngay sau khi đã điều trị giãn tĩnh mạch thành công để tránh bị sang tĩnh mạch khoẻ khác.
Chăm sóc cho người giãn tĩnh mạch về chế độ ăn uống
Bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thường chức năng của van tĩnh mạch sẽ hoạt động kém hơn. Do đó việc vận chuyển máu đi lưu thông cũng khó khăn hơn. Một trong cách cách hỗ trợ được điều này chính là dung nạp những thực phẩm làm loãng máu thông qua chế độ ăn uống:

- Bổ sung thực phẩm tốt cho tiêu hóa, tránh táo bón như thực phẩm nhiều chất xơ, vitamin, đồ ăn tươi hạn chế đồ dầu mỡ, chất béo, đồ ăn chứa nhiều chất bảo quản…
- Bệnh nhân nên uống nhiều nước để phục vụ cho quá trình trao đổi chất và thải độc
- Hạn chế ăn mặn, ăn nhiều muối nếu không muốn tình trạng sưng phù nặng thêm
- Tránh sử dụng chất kích thích để bảo vệ sức khỏe cho tĩnh mạch.
Cách hỗ trợ giảm đau cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch
Các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch thực sự khiến cho người bệnh không thể tránh khỏi cảm giác khó chịu, đau nhức. Do vậy việc giảm đau trong tình huống này là cực kỳ cần thiết.
Khi xuất hiện triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch, bệnh nhân có thể áp dụng luôn cách biện pháp giảm đau mà các chuyên gia chia sẻ như:
- Nâng chân lên cao
- Xoa bóp chân theo chiều từ dưới lên trên
- Chườm ấm
- Sử dụng bài tập giãn tĩnh mạch chân
- Chườm lạnh…

Đặc biệt, người bệnh tuyệt đối không được sử dụng thuốc khi có triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch mà chưa qua thăm khám hay sự chỉ định của bác sĩ. Điều này cực kỳ nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này nếu nhờn thuốc hoặc uống thuốc không đúng bệnh, đúng liều.
Chăm sóc bệnh nhân giãn tĩnh mạch sau khi điều trị bằng ngoại khoa
Để giúp bệnh nhân được phục hồi nhanh chóng sau can thiệp bằng tiêm xơ, laser hoặc keo sinh học và tránh triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch thì cần:
- Vận động cơ thể nhẹ nhàng, tuyệt đối không vì sợ ảnh hưởng mà nằm yên hay ngồi lâu
- Cần chăm sóc đôi chân như tránh để chân tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tránh lao động nặng, tránh đi giày cao gót, tránh ngâm chân nước nóng…
- Ăn uống đầy đủ để duy trì đề kháng
- Luôn đeo vớ y khoa ít nhất là trong tháng đầu
- Tái khám định kỳ để theo dõi hiệu quả và sức khỏe sau quá trình điều trị.

Trên đây là những thông tin quan trọng về triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch và cách chăm sóc bệnh lý. Nắm được những kiến thức càng sẽ càng giúp bạn hiểu được cách chăm sóc, phòng ngừa, nâng cao hiệu quả điều trị, tránh tái phát bệnh vĩnh viễn. Liên hệ với An Viên để được hỗ trợ thêm bất cứ thông tin gì.
CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN
- Cơ sở Sài Gòn: 765 Lê Hồng Phong – Quận 10
- Cơ sở Hà Nội: Số 1 Trường Chinh – Thanh Xuân
- Cơ sở Đà Nẵng: 100 Lê Đình Lý, Vĩnh Trung, Thanh Khê, Đà Nẵng