Có tới 70% các mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng suy giãn tĩnh mạch bụng, nhất là vào những tháng cuối của thai kỳ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn chiến cho các mẹ bầu trở lên e dè mất tự tin. Chính vì vậy trong bài viết hôm nay các chuyên gia của An Viên sẽ chia sẻ về vấn đề này cùng khác biện pháp, ngăn ngừa tốt nhất.
Suy giãn tĩnh mạch bụng là gì?
Suy giãn tĩnh mạch bụng là hiện tượng các tĩnh mạch ở vùng bụng bị giãn ra và phồng lên bất thường với màu xanh hoặc màu tím…. Hiện tượng này mẹ bầu có thể quan sát rõ ràng bằng mắt thường.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì có tới 70% các bà mẹ đang mang thai sẽ gặp tình trạng bụng bầu nổi gân xanh, bà bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân, đặc biệt là vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Ngoài ra, ở một số trường hợp sản phụ đã bị suy giãn tĩnh mạch bụng trước đó hoặc có tiền sử mắc bệnh này thì hiện tượng sẽ nặng nề hơn rất nhiều.
Hiện tượng này mặc dù là hiện tượng phổ biến nhưng chúng lại gây ra những lo ngại về sức khoẻ và khiến các mẹ trở lên tự ti vì chính ngoại hình của mình.
Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch bụng ở mẹ bầu
Suy giãn tĩnh mạch bụng không chỉ gây ra vấn đề ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của mẹ, do các triệu chứng như:

- Mẹ bị đau chân, nặng chân, nhất là khi đứng lâu, ngồi nhiều một tư thế
- Mẹ bị phù chân, bắp chân, mắt cá chân
- Liên tục bị chuột rút xuất hiện về đêm
- Mẹ có cảm giác khó chịu, châm chích như côn trùng cắn, bò dưới da
- Xuất hiện dị cảm tê chân
- Chân nổi gân xanh, tím và tập chung thành nhiều mảng…
- Da chân bị đổi màu trở lên sậm hơn rất nhiều.
Có thể bạn chưa biết>>> Bà bầu bị đau nhức bắp chân khi mang thai
Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch khi mang thai?
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên giãn tĩnh mạch bụng. Tuy nhiên theo các bác sĩ tại Viện Phụ Sản Hà Nội cho biết, các nguyên nhân gây nên hiện tượng suy giãn tĩnh mạch bụng trên đến từ các yếu tố được nêu ra dưới đây:
Do sự chèn ép của tử cung
Khi thai nhi phát triển mạnh làm cho các tĩnh mạch ở tử cung bị chèn ép điều này không chỉ ảnh hưởng đến các tĩnh mạch chân mà các tĩnh mạch ở vùng bụng cũng ảnh hưởng trầm trọng. Khiến cho việc lưu thông máu bị ứ đọng và gây nên hiện tượng suy giãn tĩnh anh ở mẹ bầu.

Do di truyền
Một số gia đình có tiền sử mắc suy giãn tĩnh mạch do di truyền. Điều này lại đặc biệt thường xảy ra phụ nữ hơn và chúng cũng có xu hướng trở nên nặng hơn khi mang thai và khi bước vào giai đoạn trên 50 tuổi.
Do sự gia tăng máu đột ngột khi mang thai
Lượng máu gia tăng đột ngột khi mang thai cũng là nguyên nhân gia tăng áp lực và gánh nặng lên các tĩnh mạch và hình thành nên suy giãn tĩnh mạch bụng.
Do sự thay đổi hormone khi mang thai

Các mẹ bầu đều phải đối diện với tình trạng gia tăng lượng hoocmon khi mang thai. Tuy nhiên chính điều này đã làm cho tĩnh mạch bị giãn, bị sưng lâu ngày tiến triển thành suy gan tĩnh mạch bụng, chân.
Các nguyên nhân khác
Các nguyên nhân khác như mạng đa thai, song thai, béo phì khi mang thai, ngồi lâu khi làm việc cũng là những nguyên nhân gây nên suy giãn tĩnh mạch bụng.
Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai có nguy hiểm không?
Như đã chia sẻ ở phần trên thì hiện tượng suy giãn tĩnh mạch bụng là triệu chứng khá phổ biến khi mang thai và có xu hướng trở nặng hơn vào 3 tháng cuối của thai kỳ.

Tuy nhiên hiện tượng này không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Hay nói cách khác đây là hiện tượng “phổ thông” và sẽ “tự dưng” biến mất sau khi thời kỳ mang thai kết thúc.
Tuy nhiên, mẹ cũng không nên vì thế mà chủ quan không chăm sóc và không để ý đến sức khoẻ, thay vào đó mẹ cần quan sát kỹ lưỡng mọi thay đổi của sức khỏe.
Trường hợp mẹ cảm thấy đau nhức chân, ho khan, sốt nóng, sốt lạnh, khó thở, nhịp tim nhanh, chân sưng to bất thường…. Mẹ bầu đi khám ngay lập tức để bác sĩ kiểm tra.
Lưu ý: Mẹ không nên tự ý dùng bất kể loại thuốc nào vì bất kể một loại thuốc nào nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ thì đều gây hại cho thai nhi.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch bụng khi mang thai như thế nào?
Suy giãn tĩnh mạch bụng là căn bệnh dai dẳng, nhất là ở phụ nữ có thai thì mức độ của căn bệnh thường phức tạp hơn nhiều. Bởi vì khi mang thai mẹ gần như không được can thiệp bất kể các điều trị nào trên cơ thể kể cả bằng thuốc hay phẫu thuật.

Vì vậy, sử dụng các biện pháp điều trị bằng tự nhiên là cách duy nhất giải quyết và tạm thời khắc phục tình trạng này:
- Mẹ kê cao chân khi ngủ, khi ngồi
- Tích cực vận động thể chất nhẹ nhàng thông qua yoga, đi bộ
- Xoa bóp cho đôi chân mỗi ngày
- Ngâm chân trước khi ngủ
- Bổ sung thật nhiều thực phẩm nhiều chất xơ
- Sử dụng vớ giãn tĩnh mạch cho bà bầu.
Sau khi quá trình mang thai và cho con bú kết thúc mẹ có thể liên hệ với chuyên khoa điều trị suy giãn tĩnh mạch để điều trị.
Xem thêm>>> Bị chuột rút khi mang thai 3 tháng cuối
Cách ngăn ngừa bị suy giãn tĩnh mạch khi mang thai?
Để tránh bị suy giãn tĩnh mạch bụng, chân khi mang thai, mẹ bầu cần duy trì các thói quan và biện pháp nêu ra dưới đây:

- Kiểm soát cân nặng, tuyệt đối không để cơ thể tăng cân quá nhanh
- Không đứng hoặc ngồi quá lâu, nên đi lại để máu huyết lưu thông.
- Không ngồi bắt chéo chân
- Sử dụng vớ y khoa để hỗ trợ đẩy máu trở lại tim
- Tập các bài thể dục nhẹ nhàng hàng ngày như đi bộ, yoga mẹ bầu
- Nằm ngủ nghiêng sang trái
- Gác chân lên cao khi ngồi hoặc nằm khoảng 15cm
Trên đây là chia sẻ về 5 dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch bụng khi mang thai và biện pháp phòng ngừa. Mẹ bầu hãy liên hệ với các chuyên gia, bác sĩ của An Viên nếu cần tư vấn thêm bất cứ thông tin gì nhé.
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN
[ Chuyên khoa điều trị giãn tĩnh mạch lớn nhất Việt Nam ]
Cơ sở Sài Gòn: 765 Lê Hồng Phong – Quận 10
Cơ sở Hà Nội: Số 1 Trường Chinh – Thanh Xuân
Cơ sở Đà Nẵng: 100 Lê Đình Lý, Vĩnh Trung, Thanh Khê, Đà Nẵng